CHỨNG NHẬN FSSC 22000


*Chứng nhận FSSC 22000 là gì?

FSSC 22000 là một cơ chế chứng nhận của Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm được tổ chức GFSI công nhận. Việc đánh giá, cấp chứng nhận FSSC 22000 được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận được Quỹ FSSC 22000 công nhận như KMR

*Tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận FSSC 22000?

Với giấy chứng nhận FSSC 22000, tổ chức chứng tỏ được một hệ thống hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả đủ đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý,khách hàng kinh doanh thực phẩm & người tiêu dùng


Available

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN FSSC 22000

FSSC 22000 là gì?

Chứng nhận Hệ thống an toàn thực phẩm FSSC 22000 được tài trợ bởi CIAA (Hiệp hội ngành đồ uống và thực phẩm của EU). FSSC 22000 cùng với tiêu chuẩn BRC, IFS, SQF, GLOBALG.A.P., BAP là một trong số ít tiêu chuẩn được GFSI (The Global Food Safety Initiative- Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu) thừa nhận.

FSSC (Tổ chức chứng nhận An toàn Thực phẩm) là một hệ thống để dành cho đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý và an toàn thực phẩm của các nhà sản xuất thực phẩm hoặc cung cấp sản xuất các thành phần thực phẩm: sản phẩm động vật hoặc thực vật dễ bị hư hỏng; sản phẩm được lưu trữ lâu dài ở nhiệt độ phòng; phụ gia, các loại vitamintrở trở thành mục tiêu.

FSSC 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế dựa trên sự kết hợp của các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000 và chương trình tiên quyết (PRP) . Tiêu chuẩn ISO / TS 22002-1 phát triển để đáp ứng yêu cầu cơ bản là sự kết hợp của sản xuất thực phẩm và vật dụng chứa thực phẩm

Là tiêu chuẩn phát triển về an toàn và sản xuất thực phẩm đầu tiên trên quốc tế . Ngoài ra, FSSC 22000 cũng được sử dụng trong các lĩnh vực vận tải và sản xuất kinh doanh

FSSC 22000 là một phần, là mục tiêu cho cho tất cả sơ sở sản xuất thực phẩm, về phạm vi, mức độ phức tạp và vị trí của tổ chức.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG NHẬN FSSC 22000

- Các tổ chức được chứng nhận có quyền sử dụng logo FSSC 22000. Tổ chức được chứng nhận FSSC 22000 có thể sử dụng logo FSSC 22000 trong in ấn, văn bản công ty, website, và các tài liệu quảng cáo khác theo thông số thiết kế cụ thể của FSSC 22000

- Nâng cao ý thức an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

- Chủ động ứng phó với các rào cản thương mại quốc tế

- Phòng ngừa tai nạn và các tình huống khẩn cấp trong vấn đề an toàn thực phẩm

- Là điều cần thiết cho hội nhập của các chương trình khác nhau (HACCP, BRC, EUREPGAP, GMP)

- Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngành công nghiệp thực phẩm.

- Kết hợp và thống nhất các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lượng / môi trường / an toàn thực phẩm một cách hiệu quả

- Cải thiện và phòng ngừa an toàn thực phẩm

- Tuân thủ luật có liên quan đến thực phẩm

- Nâng cao trách nhiệm của các nhân viên

- Nâng cao hình ảnh của công ty và cải thiện độ tin cậy (cải thiện sự hài lòng của khách hàng)

ĐỂ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN FSSC 22000 TỔ CHỨC CẦN ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ CỦA FSSC 22000:

- Theo yêu cầu của tổ chức FSSC thì từ tháng 01/2020 tất cả các Doanh nghiệp khi đánh giá chứng nhận mới hoặc chứng nhận duy trì đều phải đánh giá theo tiêu chuẩn FSSC 22000 phiên bản 5. 

- Các yêu cầu bổ sung của Tổ chức FSSC quy định tại phần 2: các yêu cầu cho tổ chức được chứng nhận FSSC version 5.

- Vào tháng 11 năm 2020, FSSC 22000 đã xuất bản Phiên bản 5.1 của Đề án, đây là phiên bản mới nhất của Đề án FSSC 22000. Phiên bản 5.1 sẽ được áp dụng từ ngày 1 tháng 4 năm 2021.

TÓM TẮT CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA FSSC 22000 VERSION 5:

1. Mục đích

2. Các yêu cầu

2.1. Khái quát

2.2. ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm

2.3. ISO 9001:2015 - Chỉ áp dụng khi doanh nghiệp muốn tích hợp đánh giá chung chứng nhận ISO 9001 và FSSC 22000 version 5

2.4. Các chương trình tiên quyết ISO/TS 22002

2.5. Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000.   

  1. Quản lý dịch vụ thuê ngoài (Phòng thí nghiệm)

            (Dịch vụ thử nghiệm và kiểm tra, thẩm định phải từ PTN có năng
            lực ISO 17025, VILAS)

  1. Ghi nhãn sản phẩm

            (Ghi nhãn theo yêu cầu của pháp luật)

  1. Phòng vệ thực phẩm

             (Đánh giá các mối đe dọa tiềm ẩn. Lập kế hoạch kiểm soát các mối
            đe dọa)

  1. Ngăn ngừa gian lận thực phẩm

              (Đánh giá các điểm yếu gian lận tiềm năng từ NCC. Lập kế hoạch
              kiểm soát các điểm yếu)

  1. Sử dụng logo

            (Logo sử dụng đúng kích thước, màu sắc, trên website, tài liệu
            quảng cáo, văn bản công ty. Không sử dụn logo trên sản phẩm,
            bao bì sản phẩm, nhãn sản phẩm)

  1. Quản lý thành phần gây dị ứng (NHÓM C, E, FI, G, I & K)

            (Đánh giá rủi ro các chất gây dị ứng. Biện pháp kiểm soát loại bỏ
             khả năng nhiễm chéo)

  1. Giám sát môi trường (nhóm C, I, K)

              (Giám sát môi trường dựa trên rủi ro, kiểm soát môi trường sản
              xuất, tối thiểu về vi sinh vật, xem xét xu hướng các dữ liệu giám
              sát (tăng giảm)

  1. Công thức sản phẩm (Nhóm D)
  2. Vận chuyển và giao hàng (Nhóm FI)

TẠI SAO CHỌN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO KMR?

  1. Bằng cách chọn tổ chức chứng nhận ISO KMR, giấy chứng nhận ISO của bạn sẽ được công nhận quốc tế (IAF, KAB). Giấy chứng nhận của KMR được thừa nhận tại mọi nơi trên thế giới, thông qua thảo thuận thừa nhận lẫn nhau The IAF Multilateral Recognition Arrangement (MLA). Để đảm bảo chứng nhận của bạn được công nhận quốc tế  và quốc gia thích hợp, hoạt động chứng nhận của tổ chức chứng nhận ISO KMR Việt Nam đã được đăng ký tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ theo theo nghị định 107/2016/NĐ-CP với Giấy chứng nhận số: 2817/TĐC-HCHQ
  2. Đội ngũ chuyên gia đánh giá chứng nhận của công ty KMR là những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực của bạn, khả năng làm việc mang tính xây dựng cùng quan điểm đánh giá đi tìm sự phù hợp theo tiêu chuẩn giúp bạn yên tâm.
  3. Đội ngũ nhân viên văn phòng, nhân viên điều phối luôn hỗ trợ tận tình nhất để hoạt động đăng ký & đánh giá chứng nhận luôn được thuận tiện theo đúng kế hoạch.
  4. Chi phí chứng nhận ISO của chúng tôi cạnh tranh, rõ ràng và minh bạch.
  5. Kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật và tiêu chuẩn dịch vụ của chúng tôi, đã giúp chúng tôi cung cấp chứng nhận cho nhiều tổ chức/doanh nghiệp khách hàng với các lĩnh vực khác nhau, tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ chuyên gia chứng nhận sẵn sàng hỗ trợ tổ chức của bạn và đó cũng là sứ mệnh của tổ chức chứng nhận ISO KMR. KMR cam kết luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp ngay trong và cả sau chứng nhận.

* Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ miễn phí qua điện thoại về dịch vụ Chứng nhận ISO/ cấp Chứng chỉ ISO:

 KMR VIETNAM:
 HCM: Hotline: 028 6290 5086 or 0983 890 712

          Email:   kmarvn@kmr.com.vn

 HN:   Hotline:  0907 956 712 

          Email:   saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ & CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN FSSC 22000

(Áp Dụng Cho Đánh Giá Chứng Nhận Các Tiêu Chuẩn: ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000, HACCP, IATF 16949, FSSC 22000…)

1) Tiếp nhận thông tin khách hàng

- Bộ phận sales nhận thông tin khách hàng.

- Gửi biểu mẫu câu hỏi (Questionnaire) để khách hàng điền thông tin.

- Báo giá.

- Kí hợp đồng.

2) Đăng kí chứng nhận

- Bộ phận chứng nhận liên hệ khách hàng để yêu cầu gửi các hồ sơ tài liệu theo quy định để đăng kí chứng nhận (Danh mục tài liệu, sơ đồ tổ chức ...)

- Xác nhận phạm vi, địa điểm đánh giá & thỏa thuận lịch đánh giá.

- Gửi chương trình đánh giá cho khách hàng trước 7 ngày.

3) Đánh giá chứng nhận (năm thứ 1)

- Đánh giá giai đoạn 1

 Đánh giá tài liệu hệ thống quản lý của khách hàng.

(Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống quản lý cho đánh giá chứng nhận)

- Đánh giá giai đoạn 2

 Đánh giá trực tiếp tại địa điểm của khách hàng.

4) Cấp giấy chứng nhận

- Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện trong vòng 2 tuần sau khi khách hàng hoàn tất các hành động khắc phục.

- Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp.

5) Đánh giá giám sát định kì lần 1 (năm thứ 2)

- Đánh giá giám sát lần 1 tại địa điểm của khách hàng (on-site) để đảm bảo rằng hệ thống quản lý đã được chứng nhận đang được duy trì liên tục và đáp ứng các yêu cầu chứng nhận.

- Sau đánh giá chứng nhận năm thứ 1, việc đánh giá giám sát định kì phải được thực hiện ít nhất 12 tháng 1 lần (1 năm/1 lần)

6) Đánh giá giám sát định kì lần 2 (năm thứ 3)

- Đánh giá giám sát lần 2 tại địa điểm của khách hàng (on-site) để đảm bảo rằng HTQL đã được chứng nhận đang được duy trì liên tục và đáp ứng các yêu cầu chứng nhận.

7) Đánh giá đặc biệt

- Đánh giá thay đổi những nội dung như sau: phạm vi chứng nhận, địa điểm chứng nhận, …

- Đánh giá bất thường (đánh giá giám sát đặc biệt)

8) Đánh giá tái chứng nhận

Sau chu kì chứng nhận 3 năm như trên, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tái chứng nhận cho khách hàng theo chu kỳ 3 năm tiếp như quy trình chứng nhận ở trên để cấp lại giấy chứng nhận mới và vẫn tiếp tục duy trì hệ thống như trên. Việc đánh giá Tái chứng nhận phải được thực hiện ít nhất trước 2-3 tháng thời han hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Trên đây là quy trình đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý của tổ chức chứng nhận KMR Hàn Quốc.

* Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ miễn phí qua điện thoại về dịch vụ Chứng nhận ISO/ cấp Chứng chỉ ISO:

 KMR VIETNAM:
 HCM: Hotline: 028 6290 5086 or 0983 890 712

          Email:   kmarvn@kmr.com.vn

 HN:   Hotline:  0907 956 712 

          Email:   saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Đánh giá của bạn