Số lượng chứng chỉ ISO mới nhất theo kết quả khảo sát của Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO

Kết quả Khảo sát về số lượng Chứng chỉ cho các Tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý ISO năm 2016 của ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là bao nhiêu?

Bảng tóm tắt
Khảo sát Chứng nhận ISO là một cuộc khảo sát hàng năm về số lượng chứng chỉ hợp lệ đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO trên toàn thế giới.
Để biên soạn các thông tin trong cuộc khảo sát này, vào ngày 31 tháng 12 năm 2016, ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã liên hệ với các cơ quan chứng nhận được công nhận và yêu cầu cung cấp thông tin về số lượng giấy chứng nhận hợp lệ mà họ cấp. (Bởi vì bản thân Ủy ban ISO không thực hiện việc chứng nhận và cấp giấy chứng nhận). Điều này cho thấy cái nhìn tổng quan toàn diện nhất về việc chứng nhận cho các tiêu chuẩn hiện có, bất kể sự biến động về số lượng chứng chỉ qua các năm do sự khác biệt về số lượng các tổ chức chứng nhận tham gia và số lượng giấy chứng nhận mà họ báo cáo.
Bảng tóm tắt kết quả của năm 2016 được trình bày như sau:
 
Số lượng chứng chỉ ISO trên thế giới mới nhất hiện nay
* Tổ chức chứng nhận được công nhận là các tổ chức đã được đánh giá độc lập bởi các thành viên cơ quan kiểm định của IAF, hiệp hội thế giới của các tổ chức kiểm định đánh giá sự phù hợp
** ISO 9001: 2008 (= 1025761) + ISO 9001: 2015 (= 80596)
*** ISO 14001: 2004 (= 323023) + ISO 14001: 2015 (= 23167)
 
Những điểm chính:
Năm nay, sau khi có các khuyến nghị từ kiểm định quốc tế và các chuyên gia chứng nhận mà ủy ban ISO tham vấn hàng năm. Ủy ban ISO đã quyết định bổ sung thêm hai tiêu chuẩn hệ thống quản lý mới, đó là hệ thống Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ (RTS) - Các yêu cầu hướng dẫn sử dụng theo tiêu chuẩn ISO 39001: 2012 và ISO 28000: 2007 Sự chỉ rõ các hệ thống quản lý an toàn cho chuỗi cung ứng. Chính điều này đã đưa tổng số tiêu chuẩn được khảo sát lên đến con số 11.
Với tổng số 1.644.357 chứng chỉ hợp lệ đã được cấp năm 2016 (trong số 11 tiêu chuẩn được điều tra), nếu so sánh với 1.520.368 giấy chứng nhận được cấp trên toàn thế giới của năm trước đó, thì nó đã tăng lên 8%.
Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các chứng chỉ được cấp là ISO 9001, với tổng số chứng chỉ hợp lệ được cấp trong năm 2016 là 1.106.356, tăng 7% so với năm 2015. Tiếp theo là ISO 14001, với 346.189 chứng chỉ hợp lệ được cấp, thì đã tăng 8% so với năm trước đó.
Đối với ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng), tổng số chứng chỉ được cấp năm 2016 là 20.216 (tăng 69% so với năm ngoái). Còn về ISO 20000-1 (tiêu chuẩn về Quản lý dịch vụ công nghệ thông tin), với 4.537 chứng chỉ, đã tăng 63% so với năm 2015. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã cho thấy đây là hai tiêu chuẩn có thể liên quan đến thực tế và chúng còn tương đối mới đối với thị trường.
Không thể không để kể đến tiêu chuẩn ISO và IEC về an toàn thông tin, ISO / IEC 27001 có mức tăng trưởng hàng năm là 20% so với năm trước đó, từ con số 27.536 chứng chỉ trong năm 2015 đã lên tới 33.290 chứng chỉ trên toàn thế giới vào năm 2016. Trong khi đó, ISO 13485 cho các thiết bị y tế và ISO / TS 16949 cho ngành ô tô chỉ tăng 13% và 7% tương ứng.
 
Số lượng chứng chỉ ISO được cấp năm 2016 ở Việt Nam thay đổi như thế nào so với năm 2015?
Số lượng chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam cho từng tiêu chuẩn cụ thể như sau: 
    Số lượng chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam trong năm 2015 và 2016
Từ bảng phân tích số liệu trên, có thể thấy rằng, tổng số chứng chỉ các hệ thống quản lý được cấp trong năm 2016 tại Việt Nam là 7.306, nếu so sánh với con số 5.604 chứng chỉ được cấp vào năm 2015, thì nó đã tăng lên đến 30,37%. Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các chứng chỉ được cấp là ISO 9001, tăng 24,4% so với năm trước đó và chiếm tỷ trọng 70,6% trên tổng số chứng chỉ được cấp trong cả nước. Qua đó, chúng ta thấy rằng ISO 9001 luôn đạt mức tăng trưởng khá ổn qua các năm, thể hiện ngày càng tăng các doanh nghiệp quan tâm về việc quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Và tiếp theo là ISO 14001 với 1.371 chứng chỉ, chiếm tỷ trọng 18,77%.
Đặc biệt, vào năm 2016, ở nước ta đã xuất hiện việc đăng kí chứng nhận 3 hệ thống mới tương ứng với các tiêu chuẩn là ISO/TS 16949, ISO 22301 và ISO 20000-1. Điều này cho thấy các lĩnh vực về ô tô, quản lý kinh doanh và dịch vụ công nghệ thông tin đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp.
Ở chiều hướng ngược lại, chứng chỉ ISO 22000 (Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm) và ISO 27001 (Hệ thống Quản lý An toàn thông tin) lại có sự giảm nhẹ so với năm 2015, với lần lượt là -5,31% và -8,57%.
 
Tổng hợp từ nguồn: www.iso.org
 
 
 

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN KMR THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC “GÓP Ý DỰ THẢO ĐỀ ÁN CHIẾN LƯỢC TIÊU CHUẨN HÓA DỰ THẢO ĐỀ ÁN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TCVN ĐẾN NĂM 2030” NGÀY 19/8/2022
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN KMR THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC “GÓP Ý DỰ THẢO ĐỀ ÁN CHIẾN LƯỢC TIÊU CHUẨN HÓA DỰ THẢO ĐỀ ÁN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TCVN ĐẾN NĂM 2030” NGÀY 19/8/2022

1779 Lượt xem

Tổ chức Chứng nhận KMR nhất trí rằng những thuận lợi của Chiến lược tiêu chuẩn hóa là Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất chất lượng hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước, tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực.
KMR VIỆT NAM CHÚC MỪNG KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN FDA NGÀNH THỰC PHẨM THÀNH CÔNG
KMR VIỆT NAM CHÚC MỪNG KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN FDA NGÀNH THỰC PHẨM THÀNH CÔNG

391 Lượt xem

Tổ chức chứng nhận KMR xin chúc mừng Công ty Hòa Mỹ Thịnh Long An – doanh nghiệp chuyên sản xuất rau củ, trái cây sấy ở tỉnh Long An đã đăng ký chứng nhận FDA (Food and Drug Administration) của Hoa Kỳ thành công trong tháng 12 năm 2024.
[Q&A] HỎI ĐÁP VỀ VIỆC LẤY CHỨNG NHẬN ISO TỪ NGƯỜI PHỤ TRÁCH REGULATION KMR
[Q&A] HỎI ĐÁP VỀ VIỆC LẤY CHỨNG NHẬN ISO TỪ NGƯỜI PHỤ TRÁCH REGULATION KMR

737 Lượt xem

Với việc triển khai và vận hành nhiều hệ thống quản lý khác nhau, nhu cầu chứng nhận ISO do các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thiết lập đang ngày càng tăng lên. Việc đạt chứng nhận ISO không chỉ là cải thiện độ tin cậy bên ngoài mà còn là nâng cao giá trị của một công ty hoặc tổ chức bằng cách vận hành một hệ thống quản lý có hệ thống thông qua các hoạt động cải tiến liên tục.​
Xem xét sửa đổi tiêu chuẩn ISO 22000
Xem xét sửa đổi tiêu chuẩn ISO 22000

5184 Lượt xem

Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời khiến những người tham gia vào chuỗi thực phẩm đã phải đối mặt với những thách thức mới.
Ngày 24-25/03/2018 KMR đã tổ chức thành công khóa học Public Đánh giá viên nội bộ hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015
Ngày 24-25/03/2018 KMR đã tổ chức thành công khóa học Public Đánh giá viên nội bộ hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015

1875 Lượt xem

Khóa học Public Đào tạo Đánh giá viên nội bộ hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015 ngày 24-25/03/2018 đã được KMR tổ chức thành công
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN KMR CHÚC MỪNG NĂM MỚI VÀ THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2022
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN KMR CHÚC MỪNG NĂM MỚI VÀ THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2022

1072 Lượt xem

Tổ chức chứng nhận KMR xin trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2022
Sự Khác Nhau Giữa ISO 45001 So Với OHSAS 18001 Là Gì?
Sự Khác Nhau Giữa ISO 45001 So Với OHSAS 18001 Là Gì?

9253 Lượt xem

ISO 45001 được xây dựng dựa trên hệ thống cấu trúc ISO cao, chặt chẽ - còn gọi là ISO High Level Structure (HLS), áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn ISO. Việc thay đổi khác nhau giữa ISO 45001 so với OHSAS 18001 chủ yếu dựa vào HLS và một số thay đổi cụ thể đối với sức khỏe - an toàn lao động.
CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI SẮP ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO?
CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI SẮP ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO?

429 Lượt xem

Đạt được chứng nhận ISO là một cột mốc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đang hướng tới quản lý chuyên nghiệp, cải tiến liên tục và tăng cường uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, quá trình đánh giá chứng nhận ISO – đặc biệt là lần đầu tiên – có thể khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng nếu không được chuẩn bị kỹ.
10 MẸO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỂ ĐẠT GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000
10 MẸO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỂ ĐẠT GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000

1831 Lượt xem

Đánh giá nội bộ là rất quan trọng đối với việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của bạn. Chúng cũng sẽ là trọng tâm của mỗi cuộc đánh giá để cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và cuộc đánh giá giám sát của tổ chức bạn

Bình luận
  • Đánh giá của bạn