NGÀY 07.03.2024 – HỘI THẢO TÀI CHÍNH CARBON VÀ CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH GỖ VIỆT NAM

Chiều ngày 07.03.2024, tại CONNEC HALL – Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) đã diễn ra buổi toại đàm “Tài chính Carbon và cơ hội cho doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam” được phối hợp tổ chức bởi HAWA EXPO và GREEN MEDIA HUB.

Tham dự buổi hội thảo có sự góp mặt của các diễn giả:

  • PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Tiến sĩ Bùi Đức Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Tiến sĩ Vũ Tấn Phương- Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
  • Ông Nguyễn Ngọc Tùng – Giám đốc Quỹ VinaCarbon
  • Ông Trần Đức Trí Quang – Giám đốc ESG FPT Information System
  • HOST: Nhà báo Trần Như Hoa, Cố vấn GREEN MEDIA HUB, Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam – Báo Công Thương

Và với sự quan tâm và tham gia đông đảo của các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực trên toàn quốc.

Các diễn giả chia sẻ thông tin trong buổi hội thảo về tài chính carbon 

Mở đầu buổi hội thảo, Phó Chủ tích Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM – Ông Phùng Quốc Mẫn chia sẻ rằng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong năm 2023 chỉ đạt 14,5 tỷ USD, giảm so với con số 15,8 tỷ USD của năm 2022. Đáng chú ý, một trong những thị trường chịu ảnh hưởng giảm mạnh nhất là thị trường EU. Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm nay, có dấu hiệu tích cực trong kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, và dự kiến trong năm nay, sẽ nỗ lực để đạt mức kim ngạch xuất khẩu 16 tỷ USD.

Ông Phùng Quốc Mẫn chia sẻ tình hình ngành gỗ tại Việt Nam trong những năm vừa qua

Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp trong lĩnh vực gỗ cần tận dụng các cơ hội từ phía để tang khả năng cạnh tranh trên thị trường, trong đó có vấn đề về tài chính xanh, thị trường carbon cho ngành gỗ và lâm nghiệp Việt Nam.

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh rằng gỗ đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và lưu trữ carbon. So với nhiều ngành sản xuất khác như sản xuất đá, chế tác đá, hay các ngành sản xuất nguyên liệu như nhựa, bê tông, thép,… ngành công nghiệp gỗ tạo ra ít phát thải khí nhà kính hơn với cùng mục đích sử dụng. Do đó, việc sử dụng gỗ trong xây dựng có thể là một phương tiện thay thế hiệu quả để giảm lượng phát thải carbon.

Ông Nguyễn Đình Thọ nhấn mạnh rằng gỗ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng phát thải carbon

Việt Nam sở hữu hơn 14 triệu ha rừng, một nguồn tài nguyên quý giá có thể góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường hấp thụ carbon. Nếu được quản lý một cách bền vững, các khu rừng này có thể tạo ra các tín chỉ carbon, đồng thời cung cấp nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững (ESG), cũng như phải tuân thủ nghĩa vụ báo cáo về phát thải và giảm phát thải.

Theo Tiến Sĩ Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Rừng Việt Nam (VFCO), Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong số các quốc gia về chế biến gỗ và sản phẩm lâm nghiệp. Các chính sách hiện nay đang hướng tới việc xây dựng một ngành lâm nghiệp bền vững, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính xanh và thị trường carbon. Những cơ chế tài chính này đóng góp vào việc giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giải quyết các thách thức môi trường đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay.

Tiến sĩ Vũ Tấn Phương chia sẻ tại buổi hội thảo về các phương án chính sách phát triển lâm nghiệp

Các chính sách định hướng phát triển lâm nghiệp được đề ra hướng đến mục tiêu khuyến khích tài chính và ưu đãi đầu tư vào các hoạt động xanh hóa sản xuất, đồng thời thúc đẩy sản xuất hàng hóa không gây mất rừng. Điều này có thể bao gồm các biện pháp khuyến khích tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ có chứng nhận, từ đó tạo ra một nguồn cung cấp ổn định và bền vững. Ngoài ra, cần thiết lập các cơ chế giám sát chặt chẽ và tạo ra sự công bằng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu gỗ cũng như sản phẩm gỗ được chứng nhận.

Hiện nay, World Bank đang đứng đầu trong việc thúc đẩy triển khai Cơ chế REDD+ trên toàn cầu. Đặc biệt, họ đã ký kết với 15 quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để thực hiện các biện pháp nhằm giảm lượng khí thải carbon trong không khí bằng cách bảo vệ và quản lý rừng. Theo thỏa thuận này, giá trung bình mỗi tấn carbon được hấp thụ bởi rừng là 5 USD, với 95% số tín chỉ thu được sẽ được quốc gia tự quyết định (NDC) sử dụng, còn lại 5% sẽ do World Bank nắm giữ.

Diễn giả chia sẻ các biện pháp chính sách nhằm giảm lượng khí thải carbon 

Vừa qua Việt Nam đã đạt được một bước tiến quan trọng khi chính thức bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng với giá 5 USD/tín chỉ, dự kiến thu về 51,5 triệu USD từ việc thực hiện Cơ chế REDD+. Đặc biệt, vào năm 2023, Việt Nam đã nhận được số tiền chi trả đầu tiên là 41,2 triệu USD, và đã sử dụng toàn bộ số tiền này để hỗ trợ các chủ rừng trong 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, bao gồm: Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.

Buổi hội thảo đã cung cấp thông tin hữu ích về cách thức và kinh nghiệm trong việc thực hiện báo cáo về phát thải cho doanh nghiệp, FPT Information System đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành báo cáo theo chuẩn ESG.

Ông Trần Đức Trí Quang – Giám đốc ESG FPT Information System hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện báo cáo phát thải carbon 

Đồng thời, xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp phát triển xanh đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực này. Quỹ đầu tư VinaCarbon đã nhanh chóng trở thành một nguồn lực đáng tin cậy, cung cấp tín dụng carbon và hỗ trợ cho các doanh nghiệp muốn thực hiện các nguyên tắc về môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) trong hoạt động kinh doanh của mình.

Buổi hội thảo đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp trong và ngoài ngành ngỗ tìm hiểu về tín chỉ carbon

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn