HỘI THẢO TRUY XUẤT NGUỒN GỐC NGUYÊN LIỆU TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH ĐỊA CHÍNH TRỊ MỚI DO VITAS- HIỆP HỘI DỆT MAY & CCI- HIỆP HỘI BÔNG MỸ CHỦ TRÌ NGÀY 28/7/2022

Mô hình phát triển bền vững cho ngành Dệt May trong thời gian tới  ngoài việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm thiểu rủi ro còn có yếu tố vô cùng quan trọng là Truy xuất nguồn gốc

Ngày 28/7/2022 trong khuôn khổ triển lãm SAIGONTEX 2022 tại Trung tâm triễn lãm SECC HCM đã diễn ra hội thảo “Truy Xuất Nguồn Gốc Nguyên Liệu Trước Tác Động Của Tình Hình Địa Chính Trị Mới’ do VITAS – Hiệp hội Dệt may & Hiệp Hội Bông Mỹ tổ chức với sự tham dự đông đủ của các doanh nghiệp ngành May mặc & nguyên phụ liệu & các cơ quan hữu quan.

Hội thảo truy xuất nguồn gốc nguyên liệu trước tác động của tình hình địa chính trị mới ngày 28/7/2022

Ông Trương Văn Cẩm- Phó chủ tịch- Tổng thư ký Hiệp Hội Dệt May VN đã có phần trình bày về Vị trí Dệt May trong nền Kinh tế VN cũng như Mục tiêu & định hướng phát triển thời gian tới.

Vị trí Dệt May trong nền Kinh tế VN

Dệt may thuộc một trong những ngành phát triển nhanh, là ngành đứng đầu về KNXK, năm 2021 đạt 40,4 tỷ USD chiếm 12% KNXK cả nước.  & Là ngành xuất siêu lớn của Việt Nam. Năm 2021 xuất siêu 16,2 tỷ USD.

Mục tiêu & định hướng phát triển thời gian tới

 Năm 2022 mục tiêu Xuất khẩu là 43 tỷ USD. Từ nay – 2030: Chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triể bền vững, Giai đoạn 2030-2045: Phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực & thế giới.

Truy xuất nguồn gốc-  Mô hình phát triển bền vững cho ngành Dệt May VN 

Những vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững dệt may

1) Đối với nguồn cung nguyên phụ liệu: phụ thuộc lớn vào NK (bông, xơ, phụ liệu)

2) Đối với khâu dệt nhuộm:

- Nhiều địa phương vẫn theo nhận thức cũ không mặn mà với việc cấp phép các dự án dệt, nhuộm do lo ngại gây ô nhiễm môi trường

- Các giải pháp phát triển bền vững thường đi liền với tăng chi phí ban đầu nên nhiều doanh nghiệp, nhất là DNNVV chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực

3) Đối với hàng may mặc:

- Hầu hết các thị trường XK và DMVN là các thị trường đẳng cấp, khó tính có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn VSATSP

- Thay đổi nhận thức thời trang nhanh sang thời trang bền vững, có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và tái chế

- Các chuỗi cung ứng phải được truy soát về tiêu chuẩn lao động, môi trường

4) Nhu cầu về vốn cho phát triển bền vững rất lớn

5) Yêu cầu truy soát nguồn gốc (chống chuyển tải BHP, chống lao động cưỡng bức…)

Buổi hội thảo có sự tham gia tích cực của các đại diện đến từ các doanh nghiệp May mặc & nguyên phụ liệu

Yêu cầu truy soát nguồn gốc

- Xuất phát từ yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của NPL cấu thành sản phẩm.

- Yêu cầu của DN biết rõ xuất xứ NPL dùng để sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu để đáp ứng các quy định của Việt Nam và quy định về C/O của các FTAs (CPTPP từ sợi trở đi; EVFTA từ vải; hoặc xác định hàm lượng giá trị khu vực của một số FTSs khác). Thông tư số 03/2019/TT-BTC ngày 22/01/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP).

- Yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (Nghị định 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018. Theo đó Nghị định 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa vào Nghị định 74/2018/NĐ-CP).

- Yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu để chống chuyển tải bất hợp pháp (thuế chống lẩn tránh), xác định hàm lượng tỷ lệ tái chế (EU), đặc biệt xác định NPL có trong sản phẩm được sản xuất tại vùng Tân Cương (Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức tại Tân Cương của Mỹ có hiệu lực từ 21/6/2022).

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 6290 5086 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn