ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NHỎ LẺ

Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được áp dụng cho: cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Vậy các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là như thế nào?

Cơ sở sản xuất ban đầu: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản; sản xuất muối.

Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: là cơ sở sản xuất ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trưởng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau:

a) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;

b) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP);

c) Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.

Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hỏa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT, Chương II

Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ

  1. Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.
  2. Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.
  3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.
  4. Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.
  5. Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ở nhiễm cho thực phẩm.
  6. Người sản xuất được phổ biển, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.
  7. Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa vực kín, dùng nơi quy định dễ chở xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.
  8. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

Điều 5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ

  1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chưa, ù chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
  2. Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.
  3. Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho
  4. vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.
  5. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hưởng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chân nuôi thú y, cán bộ khuyến nông. 5. Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.
  6. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bản sản phẩm.

Điều 6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ

  1. Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm.
  2. Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.
  3. Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.
  4. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bị, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông.
  5. Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  6. Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  7. Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phim van toàn.
  8. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên đến việc mua bán sản phẩm.

Điều 7. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, khai thác muối nhỏ lẻ

  1. Địa điểm sản xuất, khai thác muối nằm trong vùng quy hoạch của địa phương, có hệ thống giao thông vận chuyển muối.
  2. Có hệ thống kênh bảo đảm việc cấp nước mặn cho sản xuất, tiêu thoát nước mưa và không gây nhiễm mặn môi trường xung quanh.
  3. Nguồn nước biển và nguồn nước mặn sử dụng để sản xuất muối không bị ô nhiễm, bảo đảm an toàn thực phẩm.
  4. Không sử dụng chung hệ thống cấp nước biển cho đồng muối với hệ thống thoát nước thải sinh hoạt hoặc nước thải của các công trình khác.
  5. Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện để sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản muối phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm vào muối.
  6. Người sản xuất, khai thác muối được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.
  7. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

Điều 8. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu hải, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản nhỏ lẻ

  1. Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  2. Sản phẩm thu hái, đánh bắt, khai thác phải được bảo quản phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm: tươi, sống, sơ chế, đông lạnh, sản phẩm khô. Trường hợp có sử dụng phụ gia, hóa chất trong bảo quản, xử lý sản phẩm phải theo đúng hướng dẫn loại dùng cho thực phẩm, có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm).
  3. Người thu hải, đánh bắt, khai thác, bảo quản, vận chuyển sản phẩm được phổ biển, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.
  4. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bản sản phẩm.

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ISO 9001 VÀ ISO 22000 LÀ GÌ?
ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ISO 9001 VÀ ISO 22000 LÀ GÌ?

4336 Lượt xem

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 22000 là gì, cũng như những điểm giống và khác nhau giữa nó và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2015.
TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?
TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

85665 Lượt xem

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Tầm quan trọng và lợi ích to lớn từ giấy chứng nhận này là gì ?
Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Cho Đánh Giá Chứng Nhận?
Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Cho Đánh Giá Chứng Nhận?

5209 Lượt xem

Chuẩn bị cho một cuộc đánh giá chứng nhận là bước rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Đánh giá bên ngoài từ tổ chức chứng nhận bên thứ 3 là bước cuối cùng trước khi doanh nghiệp của bạn nhận được chứng nhận ISO 9001.
5 Tips để bạn triển khai và được cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2015
5 Tips để bạn triển khai và được cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2015

2201 Lượt xem

Việc triển khai và được cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2015 có thể là một quá trình phức tạp và đòi hỏi cao, có thể mất từ ​​6 đến 12 tháng tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc tổ chức của bạn và các yếu tố ảnh hưởng khác. Sau đây là một số mẹo hữu ích để giúp tập trung vào các phần quan trọng của ISO 9001:2015
ĐÀO TẠO HACCP - HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM CHO BOMA RESORT TRONG 2 NGÀY 20 & 21/06 /2023
ĐÀO TẠO HACCP - HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM CHO BOMA RESORT TRONG 2 NGÀY 20 & 21/06 /2023

1064 Lượt xem

Boma Resort, một trong những khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Nha Trang đã tin cậy lựa chọn KMR làm đối tác đào tạo Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Phân tích mối nguy & kiểm soát điểm tới hạn HACCP cho nhân viên.
Kết Quả Mong Đợi Cho Chứng Nhận ISO 9001 và ISO 14001 Được Công Nhận
Kết Quả Mong Đợi Cho Chứng Nhận ISO 9001 và ISO 14001 Được Công Nhận

2796 Lượt xem

Chứng nhận HTQL ISO 9001, ISO 14001,... thường được áp dụng cả trong lĩnh vực tư nhân lẫn cộng đồng để tăng sự tin tưởng vào hoạt động của các tổ chức, sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp, giữa các đối tác trong quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp, trong việc lựa chọn nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và quyền đấu thầu hợp đồng mua bán.
Tại sao cần chứng nhận ISO 45001:2018? Lợi ích của chứng chỉ ISO 45001:2018 là gì?
Tại sao cần chứng nhận ISO 45001:2018? Lợi ích của chứng chỉ ISO 45001:2018 là gì?

3925 Lượt xem

Chứng nhận ISO 45001 có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức, bất kể quy mô, ngành nghề hay tính chất kinh doanh.
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong tư vấn đào tạo chứng nhận ISO 9001:2015
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong tư vấn đào tạo chứng nhận ISO 9001:2015

6158 Lượt xem

ISO có hàng nghìn tiêu chuẩn. Họ đánh số chúng để theo dõi và loạt 9000 đều là Quản lý chất lượng. 9001 là tiêu chuẩn với các yêu cầu mà bạn phải đáp ứng để được chứng nhận ISO 9001
ĐÁNH GIÁ & CHỨNG NHẬN HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM HACCP TẠI CÔNG TY SUNJIN VINA VÀ CÔNG TY OLAM VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ & CHỨNG NHẬN HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM HACCP TẠI CÔNG TY SUNJIN VINA VÀ CÔNG TY OLAM VIỆT NAM

1113 Lượt xem

Vừa qua tổ chức chứng nhận KMR đã đánh giá & chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) tại Công ty Sunjin Vina và Công ty Olam Việt Nam.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn