HỘI THẢO CÔNG NGHỆ DỆT MAY LẦN THỨ 9 KITECH – VITAS NGÀY 10/10/2023
Ngày 10/10/2023 tại khách sạn Sheraton TP. HCM đã diễn ra Hội thảo Công nghệ Dệt may lần thứ 9 với chủ đề "Hợp tác song phương – chia sẻ chính sách và công nghệ hướng tới lợi ích chung cùng phát triển bên vững” do KITECH & VITAS chủ trì.
Hội thảo Công nghệ Dệt may lần 9 với chủ đề "Hợp tác song phương - chia sẻ chính sách và công nghệ hướng tới lợi ích chung cùng phát triển bền vững"
Thành phần tham dự hội thảo gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực Dệt may và các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực Dệt may.
Ông Trương Văn Cẩm - Đại diện của VITAS đã phát biểu khai mạc hội thảo. Buổi hội thảo diễn ra trong tình hình kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam 9 tháng đầu năm giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2022, mức giảm sâu nhất trong nhiều thập kỷ tại Việt Nam. Nên việc chia sẻ chính sách & công nghệ của Hàn Quốc tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp Dệt may Việt Nam đáp ứng các thay đổi của thị trường hướng tới lợi ích chung cùng phát triển ngành dệt may bền vững là hết sức cần thiết.
Ông Trương Văn Cẩm phát biểu khai mạc Hội thảo Công nghệ Dệt may lần thứ 9
Sau đó Giám đốc văn phòng đại diện KITECH tại Việt Nam phát biểu.
Giám đốc văn phòng đại diện KITECH tại Việt Nam phát biểu khai mạc
Hội thảo đã tập trung vào các chủ đề chính sau:
Phiên 1: Đôi bên cùng có lợi
- Chiến lược xuất khẩu tận dụng điều khoản cộng gộp của FTA Châu Âu-Việt Nam (EV) (tập trung vào FTA Hàn Quốc- EU và EV-FTA)
Ông Cheong Minkyu – Luật sư đại diện, Luật Hải quan W nhận định Việt Nam hiện đang là thị trường tiềm năng trong ngành công nghiệp dệt may, ký kết hiệp định FTA với các quốc gia phát triển trong đó có Hàn Quốc và Châu Âu. Đồng thời, ông Cheong cũng trình bày tình trạng của FTA Việt Nam hiện nay và tổng quan về quy tắc cộng gộp chéo EV FTA.
Ông Cheong Minkyu chia sẻ về chiến lược xuất khẩu tận dụng điều khoản cộng gộp của FTA Châu Âu-Việt Nam
- Kinh nghiệm thực tế áp dụng điều khoản cộng gộp liên quan đến FTA Việt Nam – Hàn Quốc tại doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên gia đến từ Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam đã trình bày cụ thể quy trình xuất nhập khẩu vải, nguyên vật liệu dệt may từ Việt Nam đến Hàn Quốc và ngược lại. Song song đó chuyên gia cũng hướng dẫn cụ thể quy trình phát hành C/O, chứng nhận xuất xứ,... dành cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu.
Bà Tạ Ly Ly - Chuyên gia tư vấn của Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam trình bày quy trình áp dụng điều khoản cộng gộp
Phiên 2: Phát triển bền vững
- Đặc điểm nước thải dệt nhuộm và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tổng hợp.
Mở đầu phiên 2, ông Kang Sun Kyu – CEO, Công ty Banwol Fashion Color đã trình bày về mối nguy hại tiềm ẩn của nước thải dệt nhuộm, nước thải kim loại đối với môi trường và sức khỏe con người, đồng thời ông cũng giải thích rõ nét về hệ thống xử lý nước thải nhuộm và quy trình xử lý nước thải nhuộm mà Công ty Banwol hiện đang áp dụng vô cùng hiệu quả.
Ông Kang Sun Kyu - CEO Banwol Fashion Color trình bày quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm tiến tiến tại Hàn Quốc
- Xu hướng và nhu cầu toàn cầu về vật liệu bền vững và tái chế từ khách hàng Hoa Kỳ và EU
Đây là một chủ đề được các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dệt may đang hướng đến xu thế dệt may bền vững rất quan tâm khi hiện nay khách hàng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm may mặc bền vững, được sản xuất từ nguyên liệu xanh, vật liệu tái chế thân thiện với môi trường.
Bà Kim Soo Kyoung - Giám đốc cấp cao của CONNECT ON SOURCING chia sẻ về xu hướng toàn cầu về vật liệu bền vững và tái chế
- Giới thiệu vật liệu phân hủy sinh học và ứng dụng
Nghiên cứu viên KITECH, ông Lee Hoik giới thiệu tổng quan và ứng dụng của vật liệu phân hủy sinh học – một trong những giải pháp tối ưu trong quá trình hướng đến mục tiêu dệt may bền vững bao gồm sử dụng vật liệu bền vững nhằm giảm thiểu tác động trong quá trình sản xuất sản phẩm thời trang đối với môi trường sống nói chung và môi trường nước nói riêng.
Nghiên cứu viên KITECH - Ông Lee Hoik giới thiệu về vật liệu phân hủy sinh học và cách ứng dụng
- Xu hướng chuyển đổi số trong ngành dệt may Hàn Quốc
Phần cuối của buổi hội thảo, nghiên cứu viên cấp cao của KITECH trình bày xu hướng chuyển đổi số trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay ở Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới, những lợi ích và tác động của chuyển đổi số trong quá trình vận hành sản xuất của các doanh nghiệp dệt may. Đồng thời tính ứng dụng của chuyển đổi kỹ thuật số vào sản xuất kinh doanh của ngành dệt may.
Đại diện KITECH chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số trong ngành công nghiệp dệt may
Tổng kết
Kết thúc từng phiên đều có phần Q&A hỏi đáp & trao đổi thông tin giữa Diễn giả và các đại biểu doanh nghiệp tham dự hội thảo. Buổi hội thảo diễn thành công và tốt đẹp với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam, các chuyên gia và nghiên cứu viên đã chia sẻ những chủ đề đang rất được quan tâm trong ngành dệt may.
* Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO
KMR VIET NAM CO. LTD
HCM: - Hotline: 028 3535 4350 or 0983 890 712
- Zalo: 0983 890 712
- Email: kmarvn@kmr.com.vn
HN: - Hotline-Zalo: 0907 956 712
- Email: saleshn@kmr.com.vn
Xem thêm