SỰ BỀN VỮNG THÔNG QUA HỢP TÁC: XÂY DỰNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Theo Diana Maria Quimbay Valencia, Country Director, Rainforest Alliance, LinkedIn

Biến đổi khí hậu hiện đang đứng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu. Từ việc giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm nhựa cho đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tính cấp bách của nhiệm vụ này đã rõ ràng. Thời điểm để hành động là ngay bây giờ.

Thích ứng với biến đổi khí hậu cùng Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001

Tuy nhiên, công cuộc hành động vì khí hậu toàn cầu hiện nay đang gặp sự mất cân bằng giữa giảm thiểu và thích nghi. Trong khi "giảm thiểu" nhằm giảm tác động tiêu cực bằng cách giảm bớt lượng khí thải và chuyển sang các giải pháp bền vững hơn, "thích ứng" lại là việc giúp người dân và cộng đồng xây dựng khả năng chống chọi với các tác động của khí hậu hiện tại. Điều này bao gồm xây dựng tường chắn lũ, đa dạng hóa cây trồng và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm trước những cú shock khí hậu gay gắt

Hiện tại, việc Giảm thiểu biến đổi khí hậu đang nhận được phần lớn nguồn tài trợ và là vấn đề trọng tâm trong các cuộc thảo luận chính sách. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào các biện pháp thích ứng để bảo vệ nhà sản xuất, cộng đồng và hệ sinh thái. Với khung pháp lý mạnh mẽ và chiến lược tài chính cho khí hậu công bằng hợp lý, chúng ta có thể ứng phó tốt hơn và hướng đến sự bền vững lâu dài cho thế giới.

Giải pháp tốt hơn cho nông dân bị tổn hại

Nông dân ở Trung và Nam Mỹ (và trên toàn thế giới) đang phải đối mặt với các hậu quả của biến đổi khí hậu: mùa vụ ngắn hơn, mưa thất thường, gia tăng dịch bệnh và sâu hại và sản lượng thu hoạch giảm. Nếu không có hành động mạnh mẽ, các loại cây như cà phê và chuối có thể trở thành những giống quý hiếm trong tương lai. Kế sinh nhai và đời sống hạnh phúc của các cộng đồng nghiệp đang đối mặt với sự đe dọa. Do đó, để xây dựng sự bền vững, việc cấp thiết là tập trung vào những nhóm người dễ bị tổn thương nhất như nông dân quy mô nhỏ, phụ nữ, dân tộc thiểu số, và những người ít khả năng tiếp cận tài nguyên, là cực kỳ quan trọng.

Tổ chức NGO Rainforest Alliance đã được thành lập cách đây hơn 37 năm với sứ mệnh chống phá rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và khuyến khích các phương pháp canh tác tốt. Giữa những mục tiêu toàn cầu, chúng tôi lắng nghe nhu cầu của nông dân và cộng đồng rừng, hỗ trợ họ các giải pháp tự nhiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này bao gồm việc xác định rủi ro và các mức độ dễ bị tổn hại, phát triển các chiến lược thích ứng phù hợp với nhu cầu của những nhóm yếu thế nhất.

Trang bị cho nông dân kiến thức, công cụ và nguồn lực để thích nghi với các điều kiện môi trường thay đổi có thể giúp họ trở nên kiên cường hơn. Chúng tôi thực hiện các chiến lược “Nông nghiệp thông minh với khi hậu”, “Nông lâm kết hợp”, quản lý rừng theo cộng đồng và khôi phục rừng”. Nông dân có thể học các kỹ thuật bền vững để nâng cao hiệu suất và giảm thiểu tác động từ môi trường như chuyển sang sử phân bón hữu cơ, sử dụng thuốc trừ sâu được phép thay vì hóa chất độc hại, bảo tồn đất và sử dụng năng lượng tái tạo…

Mặt khác, chúng tôi hiểu rằng hành trình đến sự bền vững rất phức tạp và khó khăn, vì thế chúng tôi tán thành việc chia sẻ trách nhiệm trong chuỗi cung ứng nông nghiệp. Chúng tôi khuyến khích người tiêu dùng nhận thức được cam kết của nhà sản xuất đối với sự bền vững khi mua các sản phẩm có chứng nhận của Tổ chức Rainforest Alliance. Chấp nhận chia sẻ trách nhiệm là điều cần thiết để thúc đẩy tinh thần gắn kết tập thể, nơi tất cả chúng ta cùng tham gia và nhận ra rằng những hành động bền vững và nỗ lực hợp tác là cách duy nhất để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Cam kết chung

Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh của sự hợp tác. Khi giải quyết các vấn đề phức tạp, hợp tác là yếu tố quyết định tạo nên sự thay đổi. Với sự hợp tác mạnh mẽ giữa các công ty, cộng đồng địa phương, tổ chức quốc tế và chính phủ, chúng tôi có thể gia tăng nỗ lực để hỗ trợ những người sống và làm việc tại các cộng đồng nông thôn chính yếu của thế giới.

ILM (Integrated Landscape Management) - Tiêu chuẩn Quản lý Cảnh quan Tích hợp của chúng tôi là một ví dụ điển hình về cách hành động chung từ tất cả các bên liên quan đến cảnh quan – bao gồm nông dân, các công ty lâm nghiệp, cộng đồng nông thôn, lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp và chính phủ – có thể giải quyết những thách thức mà từng cá nhân khó có thể đối phó được.

Do đó, việc có một hệ thống dữ liệu tích hợp cho tất cả các chương trình của chúng tôi – từ chứng nhận đến can thiệp cảnh quan – giúp tạo ra nhiều cơ hội hơn để gia tăng tác động và tính minh bạch. Sở hữu dữ liệu mạnh mẽ và chính xác cho phép chúng tôi cung cấp các dịch vụ chất lượng cao trong việc triển khai các dịch vụ thực hành nông nghiệp bền vững.

ISO, giống như Rainforest Alliance, tìm cách cung cấp các giải pháp cho những thách thức toàn cầu như thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các liên minh và sức mạnh của việc kết nối các bên liên quan. Trong số nhiều tiêu chuẩn ISO liên quan đến biến đổi khí hậu, Giảm phát thải khí nhà kính (GHG) có mục tiêu chính là xây dựng một khung chuẩn quốc tế phù hợp để triển khai các chiến lược thích ứng rõ ràng.

Hệ thống đảm bảo trong chương trình chứng nhận của Rainforest Alliance được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn ISO. ISO/IEC 17065 là tiêu chuẩn mà chúng tôi sử dụng để đánh giá sự công nhận của các Tổ chức Chứng nhận, và các hướng dẫn của ISO 19011 giúp chúng tôi xác định một số năng lực cần thiết cho các đánh giá viên thực hiện chương trình đánh giá Rainforest Alliance. Vì ISO 19011 bao gồm Hệ thống Quản lý Môi trường (ISO 14001), chúng tôi cũng có thể khẳng định rằng những người được cấp chứng nhận của chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, bao gồm cả các biện pháp thích ứng.

Những tiêu chuẩn ISO này đã trở thành điểm tham chiếu cho các cơ quan công quyền, khu vực tư nhân, tổ chức và cộng đồng. Việc áp dụng cùng một ngôn ngữ, mục tiêu và định nghĩa, cũng như tích hợp chúng vào các chiến lược và quy trình của riêng họ, sẽ thúc đẩy niềm tin, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Cuối cùng, các mối quan hệ hợp tác dựa trên sự tin tưởng sẽ giúp chúng ta tạo ra những thay đổi sâu rộng đối với một số vấn đề xã hội và môi trường cấp bách nhất hiện nay.

Thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ là một vấn đề môi trường khẩn cấp mà còn là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững. Bằng cách đầu tư và hành động ngay từ bây giờ, chúng ta có thể thúc đẩy hệ thống nông nghiệp bền vững, hỗ trợ nông dân quy mô nhỏ và tạo điều kiện cho sự ổn định kinh tế lâu dài.

Nguồn: iso.org

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

ĐÁNH GIÁ & CHỨNG NHẬN HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM HACCP TẠI CÔNG TY SUNJIN VINA VÀ CÔNG TY OLAM VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ & CHỨNG NHẬN HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM HACCP TẠI CÔNG TY SUNJIN VINA VÀ CÔNG TY OLAM VIỆT NAM

1119 Lượt xem

Vừa qua tổ chức chứng nhận KMR đã đánh giá & chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) tại Công ty Sunjin Vina và Công ty Olam Việt Nam.
KMR TỔ CHỨC THÀNH CÔNG KHÓA ĐÀO TẠO 5S-KAIZEN TẠI MILANO COFFEE (27 & 28/01/2021)
KMR TỔ CHỨC THÀNH CÔNG KHÓA ĐÀO TẠO 5S-KAIZEN TẠI MILANO COFFEE (27 & 28/01/2021)

1580 Lượt xem

Milano Coffee đã lựa chọn kết hợp với KMR tổ chức đào tạo 5S-Kaizen; nhằm xây dựng kế hoạch triển khai 5S-Kaizen đến từng bộ phận, nhà máy, văn phòng, kho vận và hàng quán.
Xem xét sửa đổi tiêu chuẩn ISO 22000
Xem xét sửa đổi tiêu chuẩn ISO 22000

5038 Lượt xem

Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời khiến những người tham gia vào chuỗi thực phẩm đã phải đối mặt với những thách thức mới.
12 bước xây dựng triển khai và chứng nhận ISO 45001:2018
12 bước xây dựng triển khai và chứng nhận ISO 45001:2018

3632 Lượt xem

Để triển khai và đạt được chứng nhận ISO 45001:2018 - hệ thống quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp, bước đầu gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để nhân viên của bạn nhận thức được ISO 45001 là gì và tại sao lại cần triển khai nó?
ISO 42001 - Hệ thống quản lý Trí tuệ Nhân tạo (AI): Những điều doanh nghiệp cần biết
ISO 42001 - Hệ thống quản lý Trí tuệ Nhân tạo (AI): Những điều doanh nghiệp cần biết

1633 Lượt xem

Từ việc phát triển các ô tô tự lái đến sự phát triển của các công cụ AI sinh sáng như ChatGPT và Google Bard, trí tuệ nhân tạo (AI) là nền tảng của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy AI là gì?
Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm
Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

5050 Lượt xem

Trong trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp có một trong những giấy chứng nhận về Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000,... thì không thuộc diện phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan nhà nước
KMR xin chúc mừng Doanh nghiệp ngành Sản xuất Chế phẩm sinh học đạt chứng nhận FDA
KMR xin chúc mừng Doanh nghiệp ngành Sản xuất Chế phẩm sinh học đạt chứng nhận FDA

723 Lượt xem

Hồ Chí Minh, 11/03/2025 – Xin chúc mừng quý doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực chế phẩm sinh học tại TP. Hồ Chí Minh, vừa chính thức được cấp chứng nhận FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), khẳng định vị thế và chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.
HỘI THẢO CÔNG NGHỆ DỆT MAY LẦN THỨ 9 KITECH – VITAS NGÀY 10/10/2023
HỘI THẢO CÔNG NGHỆ DỆT MAY LẦN THỨ 9 KITECH – VITAS NGÀY 10/10/2023

1473 Lượt xem

Ngày 10/10/2023 tại khách sạn Sheraton TP. HCM đã diễn ra Hội thảo Công nghệ Dệt may lần thứ 9 với chủ đề "Hợp tác song phương – chia sẻ chính sách và công nghệ hướng tới lợi ích chung cùng phát triển bên vững” do KITECH & VITAS chủ trì.
10 Lợi Ích Của Việc Sở Hữu Chứng Nhận ISO 22000:2018
10 Lợi Ích Của Việc Sở Hữu Chứng Nhận ISO 22000:2018

3019 Lượt xem

Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 là một quyết định chiến lược đối với một tổ chức nhằm cải thiện hiệu quả tổng thể về an toàn thực phẩm. Sau đây là 10 lợi ích khi bạn sở hữu chứng nhận ISO 22000:2018:

Bình luận
  • Đánh giá của bạn