TỔ CHỨC CẦN QUẢN LÝ RỦI RO, ĐÁNH GIÁ RỦI RO NHƯ THẾ NÀO?

Quản lý luôn là vấn đề về ra quyết định và mọi quyết định đều ẩn chứa rủi ro. Bằng cách lập kế hoạch quản lý rủi ro để xác định, phân tích rủi ro & đánh giá rủi ro các nhà quản lý có thể dễ dàng đối phó với những sự kiện bất ngờ. Nhiều tổ chức yêu cầu việc đánh giá rủi ro phải do người được công nhận là có đủ năng lực để thực hiện việc đó.

“Không thể có những điều không chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra”-Emil Julius Gumbel, nhà Toán học người Đức.

ĐỐI PHÓ VỚI RỦI RO

✔️Rủi ro là cố hữu trong mọi loại hình doanh nghiệp hay tổ chức. Chúng có thể là những thảm họa thiên nhiên, tai nạn, trách nhiệm pháp lý, bất ổn trên thị trường tài chính hay hành vi phá hoại của đối thủ cạnh tranh.

✔️Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch quản lý rủi ro là đánh giá rủi ro.

✔️Trước hết liệt kê những rủi ro tiềm ẩn của tổ chức. Xác định mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro dựa trên khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của nó với tổ chức. Những rủi ro được đánh giá là nghiêm trọng nhất được ưu tiên và lập kế hoạch để xử lý.

✔️Không chỉ dựa vào mỗi kết quả hoạt động trong quá khứ để đánh giá khả năng xảy ra rủi ro, mà còn phải dựa vào mức độ thay đổi của môi trường trong tổ chức và mức độ có thể thay đổi trong tương lai.

✔️Giám sát rủi ro dưới hình thức đánh giá thường xuyên, cập nhật liên tục và lồng ghép quản lý rủi ro vào văn hóa của tổ chức là rất quan trọng. Nó đảm bảo rằng nhà quản lý và đội ngũ của họ có thể giải quyết rủi ro và xác định cơ hội một cách hiệu quả.

✔️Phần thứ hai của việc phân tích rủi ro là lập kế hoạch ứng phó với rủi ro trong đó các nhà quản lý và đội nhóm xác định những hành động nào cần thực hiện để ứng phó với một rủi ro nhất định.

RỦI RO NGHIÊM TRỌNG RA SAO?

✔️Các rủi ro có mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ các vần đề nhỏ, phổ biến đến các sự kiện hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể khiến tổ chức sụp đổ thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

✔️Đánh giá rủi ro được thực hiện để xác định mức độ rủi ro cho từng vấn đề bằng cách kiểm tra khả năng xảy ra và tác động của chúng đối với tổ chức.

✔️Những rủi ro có khả năng gây thiệt hại cao nhất và dễ xảy ra nhất cần được ưu tiên; mục tiêu là giảm thiểu khả năng xảy ra và tác động của từng rủi ro.

Ma trận đánh giá rủi ro

BẠN CẦN BIẾT

➡️Nhiều tổ chức yêu cầu việc đánh giá rủi ro phải do người được công nhận là có đủ năng lực để thực hiện việc đó. Các yếu tố của năng lực có thể được thể hiện bằng từ viết tắt KATE: Knowledge (Kiến thức), Awareness (Nhận thức), Training (Đào tạo), và Experience (Kinh nghiệm)

➡️Để xác định những rủi ro hiện có và những ai có thể bị ảnh hưởng, hãy xem hồ sơ về tai nạn của nhân viên (hay những tai nạn hụt) hoặc bệnh tật của họ.

GIẢM BỚT RỦI RO

✔️Lập kế hoạch ứng phó với rủi ro giúp các nhà quản lý quyết định được nên tránh, giảm thiểu hay chấp nhận một rủi ro.

✔️Có ba yếu tố chính: Bối cảnh (môi trường rủi ro), quy trình đánh giá và cách giám sát tác động của bất kỳ hành động nào được thực hiện.

✔️Việc lập kế hoạch này sẽ cho phép nhà quản lý phân bổ các nguồn lực nhằm đối phó với rủi ro và truyền đạt hiệu quả tới những người có liên quan đến các vấn đề đó.

🔷 MÔI TRƯỜNG RỦI RO:

       1 Mức độ chấp nhận rủi ro: Tổ chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức độ nào?

      2. Quản trị: Trách nhiệm đối với rủi ro có được xác định ở mọi cấp độ của tổ chức không?

     3. Quy trình: Đã thiết lập các thủ tục để xác định rủi ro mới và rủi ro đang thay đổi chưa?

🔷 ĐÁNH GIÁ RỦI RO

      4. Khung hành động: Việc phân tích một rủi ro có bao hàm việc phân tích tất cả các rủi ro tiềm ẩn không?

      5. Chiến lược: Những tác động của rủi ro đối với chiến lược của tổ chức là gì?

      6. Giảm bớt rủi ro: Tổ chức đã thiết lập các quy trình phù hợp để giảm bớt rủi ro chưa?

🔷 GIÁM SÁT RỦI RO

      7. Đo lường: Có thể đo tính được mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với tổ chức không?

       8. Tổ chức: Rủi ro đã được thông báo đầy đủ xuyên suốt tổ chức chưa?

      9. Văn hóa: Việc báo cáo về rủi ro có được xem là một chính sách và đang được thực hiện ở tất cả các cấp không? 

                                                                                                                                           Nguồn: Tổng hợp

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 6290 5086 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn