Sự Khác Nhau Giữa ISO 45001 So Với OHSAS 18001 Là Gì?

ISO 45001 được xây dựng dựa trên hệ thống cấu trúc ISO cao, chặt chẽ - còn gọi là ISO High Level Structure (HLS), áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn ISO. Việc thay đổi khác nhau giữa ISO 45001 so với OHSAS 18001 chủ yếu dựa vào HLS và một số thay đổi cụ thể đối với sức khỏe - an toàn lao động.

ISO 45001 được ban hành thay cho OHSAS 18001. Các công ty phải chuyển sang tiêu chuẩn mới vào tháng 3 năm 2021.  Vậy sự khác nhau giữa iso 45001 so với ohsas 18001 là gì? ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo khả năng tương thích với các tiêu chuẩn khác, như ISO 900114001. Nó giúp việc triển khai và tích hợp hệ thống quản lý dễ dàng hơn, mang lại giá trị gia tăng cho người dùng.

Nếu đang áp dụng OHSAS 18001, chúng ta sẽ nhận ra hầu hết các điều khoản đều có trong ISO 45001. Tuy nhiên, có một vài thay đổi từ OHSAS 18001 mà chúng ta phải chuẩn bị để chuyển đổi và tuân thủ ISO 45001.

Sự khác nhau giữa iso 45001 so với ohsas 18001 là gì?

Những thay đổi quan trọng trong ISO 45001

Bối cảnh hoạt động: Điều khoản 4.1, các vấn đề bên ngoài và nội bộ, giới thiệu các điều khoản mới để xác định có hệ thống và theo dõi bối cảnh của tổ chức.

Người lao động và các bên quan tâm khác: Điều khoản 4.2 giới thiệu việc tập trung vào nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác và sự tham gia của người lao động. Điều này là để xác định một cách có hệ thống các yếu tố cần được quản lý thông qua hệ thống quản lý.

Quản lý rủi ro và cơ hội: Được mô tả trong các điều khoản 6.1.1, 6.1.2.3, 6.1.4, các công ty phải xác định, xem xét và, khi cần thiết, hành động để giải quyết bất kỳ rủi ro hoặc cơ hội nào có thể tác động (tích cực hoặc tiêu cực) của hệ thống quản lý để đưa ra các kết quả dự kiến của nó, bao gồm cải thiện sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc.

Cam kết lãnh đạo và quản lý: Tại điều khoản 5.1, ISO 45001 đã nhấn mạnh hơn vào sự tích cực tham gia và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý của lãnh đạo cao nhất.

Mục tiêu và Hoạt động: Tăng cường tập trung vào các mục tiêu làm động lực thúc đẩy (Điều khoản 6.2.1, 6.2.2) và đánh giá hoạt động (Điều khoản 9.1.1).

Các yêu cầu mở rộng liên quan đến:

Sự tham gia, tham vấn của người lao động (5.4)

Trao đổi thông tin (7.4): Có tính quy định hơn về cơ chế trao đổi thông tin, bao gồm xác định cái gì, khi nào và trao đổi thông tin như thế nào.

Mua hàng, bao gồm các quá trình thuê ngoài và nhà thầu (8.1.4)

Tìm hiểu thêm về Chứng nhận ISO 45001:2018 và quy trình Chứng nhận ISO 45001 tại đây

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn