NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG NHẬN ISO & TÊN VÀ LOGO CỦA TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN HÓA QUỐC TẾ ISO

ISO là gì? Bạn nên hiểu như thế nào cho đúng về ISO? Bài viết dưới đây được tổng hợp từ trang web chính thức của ISO giúp bạn hiểu đúng và đầy đủ hơn về ISO và chứng nhận ISO.

Tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế  là "ISO"

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (the International Organization for Standardization), đã đăng ký thương hiệu cho tên viết tắt là "ISO".

ISO®

Logo của ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO cũng sở hữu các nhãn hiệu thương mại đã đăng ký cho logo ISO.

Các nhãn hiệu cho logo và tên viết tắt của ISO được đăng ký tại hơn 100 quốc gia. Chứng nhận ISO và thương hiệu của ISO được rất nhiều người biết đến.

Phạm vi sử dụng giới hạn chỉ dành cho thành viên ISO và các ủy ban kỹ thuật (TCs)

Chỉ ISO, các thành viên ISO và các ủy ban kỹ thuật ISO (TCs) mới được phép sử dụng logo ISO và tên viết tắt ISO theo Chính sách của ISO. Các thành viên ISO và các ủy ban kỹ thuật ISO có thể liên hệ với Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế tại logo@iso.org để tìm hiểu cách sử dụng tốt nhất các thương hiệu của ISO.

Tất cả những người khác thường không được phép sử dụng nhãn hiệu ISO. Xem “Hướng dẫn sử dụng: Biểu tượng và tên viết tắt của ISO” trên trang này để biết thêm chi tiết.

Thương hiệu và sự tín nhiệm của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO: chất lượng, sự tự tin, và lòng tin

Đối với người dùng tiêu chuẩn, khách hàng và người tiêu dùng, ISO có nghĩa là chất lượng, sự tự tin, niềm tin, sự an toàn và nhiều giá trị tích cực khác. Đó là lý do tại sao Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và các thành viên quan tâm đến cách sử dụng nhãn hiệu của ISO và liệu việc sử dụng trái phép nhãn hiệu ISO có thể gây hiểu lầm, tạo ấn tượng sai hay gây nhầm lẫn.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và các thành viên (có mặt ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới) sẽ có hành động phù hợp nếu xét thấy việc lạm dụng nhãn hiệu của ISO ảnh hưởng xấu đến uy tín của ISO.

Hướng dẫn sử dụng: logo và tên viết tắt của ISO

Đối với tất cả những người khác ngoại trừ thành viên ISO và ủy ban kỹ thuật ISO (TCs), đây là một số hướng dẫn không toàn diện để giúp bạn tránh lạm dụng nhãn hiệu của ISO. (Thành viên ISO và các ủy ban kỹ thuật ISO có thể sử dụng các nhãn hiệu ISO theo Chính sách của ISO).

Logo của ISO

• Không sử dụng hoặc sao chép logo ISO.

• Không sửa đổi hoặc thay đổi logo ISO.

• Không sử dụng logo ISO được sửa đổi hoặc thay đổi.

Lưu ý sử dụng logo ISO khi chứng nhận

Tên viết tắt ISO

• Không đăng ký "ISO" như tên miền, trang web hoặc tên công ty của bạn

• Không sử dụng "ISO" trong, hoặc như tên sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

• Đừng nói rằng bạn, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được chứng thực, phê duyệt hoặc chứng nhận bởi ISO. (Hãy nhớ rằng ISO không đánh giá và cấp chứng nhận mà do các tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp chứng nhận ví dụ như DNV - Tổ chức chứng nhận của Na Uy, SGS - Tổ chức chứng nhận của Thụy Sỹ, KMR -Tổ chức chứng nhận của Hàn Quốc…)

Tham khảo chứng nhận ISO và các tiêu chuẩn ISO chính xác

• Hãy tham khảo ISO hay Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế một cách công bằng và phù hợp.

• Tham khảo chứng nhận ISO và các tiêu chuẩn ISO với tham chiếu đầy đủ của chúng, ví dụ: ‘‘ISO 9001: 2015’’, “ISO 14001:2015”, “ISO 45001:2018”, “ISO 22000:2018” …

 

Nguồn: iso.org

 

Tìm hiểu thêm về Chứng nhận ISO và quy trình Chứng nhận tại đây

 

 

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

Chứng nhận IATF 16949: 2016 - Các Câu Hỏi Thường Gặp (PHẦN 2)
Chứng nhận IATF 16949: 2016 - Các Câu Hỏi Thường Gặp (PHẦN 2)

13104 Lượt xem

Chứng nhận IATF 16949: 2016 - Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Các chiến lược, kế hoạch để triển khai xây dựng HACCP trong các doanh nghiệp vừa & nhỏ
Các chiến lược, kế hoạch để triển khai xây dựng HACCP trong các doanh nghiệp vừa & nhỏ

3045 Lượt xem

Một số điều kiện bên ngoài (ví dụ: quy định, lực lượng thị trường, sự kỳ vọng của cơ quan kiểm soát thực phẩm và y tế công cộng) đang làm tăng áp lực lên DNVN khi áp dụng HACCP. DNVN trước đây không được khuyến khích sử dụng HACCP, vì các kế hoạch, hướng dẫn áp dụng HACCP quá phức tạp đối với họ. Tuy nhiên, bảy nguyên tắc của HACCP có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm, bất kể quy mô hoặc tính chất công việc của họ, miễn là các nhà điều hành kinh doanh thực phẩm đã được đào tạo đầy đủ và có quyền tìm hiểu các thông tin và tài liệu hỗ trợ thiết thực.
DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM HAY GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM (HACCP, ISO 22000, FSSC 22000…)?
DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM HAY GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM (HACCP, ISO 22000, FSSC 22000…)?

13351 Lượt xem

Để có sự chọn lựa phù hợp, trước hết chúng ta cần hiểu sự giống và khác nhau của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP, ISO 22000, FSSC 22000…) là ở những điểm nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp hai loại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm này?
 GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 DO CƠ QUAN NÀO XÁC NHẬN?
GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 DO CƠ QUAN NÀO XÁC NHẬN?

27694 Lượt xem

Xóa bỏ thủ tục cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ thực phẩm. Chủ cơ sở chịu trách nhiệm với kết quả tập huấn kiến thức ATTP do mình xác nhận.
Tổ chức chứng nhận KMR thực hiện đánh giá giám sát ISO 9001:2015 định kì hằng năm cho công ty sản xuất chỉ may tại Đồng Nai
Tổ chức chứng nhận KMR thực hiện đánh giá giám sát ISO 9001:2015 định kì hằng năm cho công ty sản xuất chỉ may tại Đồng Nai

724 Lượt xem

Chứng nhận ISO 9001:2015 có thời hạn là 3 năm. Trong suốt thời gian này, doanh nghiệp phải tham gia đánh giá giám sát ISO 9001:2015 định kì, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình để đảm bảo rằng họ vẫn tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE NHẬN THỨC & ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ IATF 16949:2016 (27-28/8 & 04/09/2022)
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE NHẬN THỨC & ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ IATF 16949:2016 (27-28/8 & 04/09/2022)

1578 Lượt xem

Lịch Khóa đào tạo nhận thức & đánh giá nội bộ IATF 16949:2016 thời lượng 3 ngày 27-28/08 & 04/09/2022 với hình thức học trực tuyến phù hợp với những ai đang đi làm & những người bận rộn.
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong tư vấn đào tạo chứng nhận ISO 9001:2015
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong tư vấn đào tạo chứng nhận ISO 9001:2015

6099 Lượt xem

ISO có hàng nghìn tiêu chuẩn. Họ đánh số chúng để theo dõi và loạt 9000 đều là Quản lý chất lượng. 9001 là tiêu chuẩn với các yêu cầu mà bạn phải đáp ứng để được chứng nhận ISO 9001
Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Cho Đánh Giá Chứng Nhận?
Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Cho Đánh Giá Chứng Nhận?

5127 Lượt xem

Chuẩn bị cho một cuộc đánh giá chứng nhận là bước rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Đánh giá bên ngoài từ tổ chức chứng nhận bên thứ 3 là bước cuối cùng trước khi doanh nghiệp của bạn nhận được chứng nhận ISO 9001.
5 NHÓM DOANH NGHIỆP BẮT BUỘC PHẢI CÓ CHỨNG NHẬN ISO 9001
5 NHÓM DOANH NGHIỆP BẮT BUỘC PHẢI CÓ CHỨNG NHẬN ISO 9001

3481 Lượt xem

Các tổ chức doanh nghiệp cần xem xét ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình có thuộc 5 nhóm doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng nhận ISO 9001 hay không để có kế hoạch, lộ trình xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 & xin đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cho phù hợp.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn