SO SÁNH TIÊU CHUẨN HACCP CODEX VÀ TIÊU CHUẨN ISO 22000 – SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU

Tiêu chuẩn ISO 22000 và Tiêu chuẩn HACCP có khá nhiều điểm tương đồng, doanh nghiệp lựa chọn tiêu chuẩn nào đều đạt được mục đích của mình, đó là đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm, dịch vụ liên quan tới thực phẩm. Vậy sự giống và khác nhau cụ thể của hai tiêu chuẩn HACCP vs ISO 2200 là gì 

 

⚛️An toàn thực phẩm hiện nay đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ở tất cả các quốc gia. Cũng vì thế mà các tiêu chuẩn về lĩnh vực an toàn thực phẩm đã được xây dựng để làm một cơ sở chung cho tất cả các doanh nghiệp thực hiện. Trong đó hai tiêu chuẩn được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay là tiêu chuẩn ISO 22000 và tiêu chuẩn HACCP.

❓Vậy giữa hai tiêu chuẩn này có gì giống và khác nhau? Chúng ta hãy cùng so sánh giữa ISO 22000 và HACCP qua bài viết dưới đây.

KHÁI QUÁT VỀ HACCP VÀ ISO 22000

 ✔️ ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – yêu cầu đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm. ISO 22000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành lần đầu năm 2005, được xây dựng dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn HACCP. Phiên bản mới nhất của ISO 22000 được cập nhật năm 2018.

 ✔️ HACCP là chữ viết tắt của phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (Hazard analysis critical control points). HACCP do Uỷ Ban Tiêu chuẩn hoá Thực phẩm (CODEX) ban hành lần đầu vào năm 1969, nhằm kiểm soát các mối hiểm nguy để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Sau đó, tiêu chuẩn HACCP nhanh chóng trở thành một hệ thống an toàn ngành thực phẩm; được áp dụng phổ biến và rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đến nay HACCP được cập nhật 2 lần vào năm 2003 và 2020.

Sự khác biệt giữa “HACCP” và “hệ thống HACCP”:

 ✔️ HACCP là một công cụ đánh giá mối nguy dành riêng cho ngành, tập trung vào việc ngăn ngừa các mối nguy hơn là kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Công cụ này có thể được áp dụng xuyên suốt chuỗi thực phẩm từ sản xuất ban đầu đến tiêu dùng cuối cùng.

 ✔️Hệ thống HACCP là Hệ thống An toàn Thực phẩm được công nhận rộng rãi. Hệ thống cho phép xác định và kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm. Nó tập trung vào việc ngăn chặn các mối nguy tiềm ẩn bằng cách giám sát và kiểm soát chặt chẽ từng điểm kiểm soát quan trọng của quy trình sản xuất thực phẩm.

 

Sự giống và khác nhau giữa tiêu chuẩn HTQL An toàn thực phẩm ISO 22000 và tiêu chuẩn HACCP là gì?

GIỐNG NHAU:

Mục đích sử dụng:

-  Giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các mối nguy từ khâu nguyên liệu, chế biến, sản xuất đến tiêu thụ. Từ đó, đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng những thực phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

-  Miễn giảm thủ tục: doanh nghiệp có chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo nghị định NĐ 15/2018-CP).

Đối tượng áp dụng: Tất cả các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm. Bao gồm từ các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt tới sản xuất, chế biến và các dịch vụ về thực phẩm.

Nguyên tắc áp dụng: Về cơ bản, khi áp dụng 2 tiêu chuẩn này thì cần phải dựa trên 7 nguyên tắc về kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất thực phẩm được Ủy ban CODEX quy định. 07 nguyên tắc HACCP cơ bản:

  • Nguyên tắc 1: Tiến hành nhận dạng – phân tích mối nguy
  • Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
  • Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn cho các CCP
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các CCP
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục khi điểm kiểm soát tới hạn không được kiểm soát
  • Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục xác nhận để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động tốt
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ lục lưu trữ hồ sơ HACCP.

Phương pháp thực hiện: Việc áp dụng ISO 22000 và HACCP bắt buộc phải có các điều kiện và các chương trình tiên quyết như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ, dọn dẹp và vệ sinh, sự bảo trì, đánh giá nhà cung cấp, kiểm soát hóa chất, quản lý chất thải, kiểm soát côn trùng – động vật gây hại, lưu trữ và vận chuyển, thủ tục thu hồi sản phẩm, dán nhãn, thủ tục mua hàng… Mục đích là để hạn chế tối đa các mối nguy có thể ảnh hưởng tới chất lượng – an toàn sản phẩm.

Phạm vi công nhận: toàn thế giới

Thời gian hiệu lực: Chứng nhận của cả 2 hệ thống này đều có hạn trong vòng 3 năm

 

KHÁC NHAU:

Nguồn gốc:
  ♦️ HACCP:
HACCP được giới thiệu và ban hành bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX). HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008. Phiên bản mới nhất là HACCP Rev.5 – 2020.
   ♦️ ISO 22000:
Tiêu chuẩn ISO 22000 được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành, quy định về các yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Ban hành lần đầu năm 2005, sau đó bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đã được xuất bản với nhiều bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện các tiêu chuẩn hơn và hiện nay thì đó là bản mới nhất.

Sự ưa chuộng trên Thế giới:
    ♦️ HACCP:
Được các nước Châu Âu, Mỹ ưa chuộng
    ♦️ ISO 22000: Được ưa chuộng tại các nước trong khu vực Châu Á

Vai trò:
    ♦️ HACCP:
HACCP là Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
   ♦️ ISO 22000: ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Mục đích hướng đến:
    ♦️ HACCP:
Tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến mối nguy an toàn thực phẩm.
    ♦️ ISO 22000: Phân tích và quản lý tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất thực phẩm an toàn của doanh nghiệp.

Nội dung:
     ♦️ HACCP: 

      - Điều kiện tiên quyết
      - Chương trình tiên quyết

      - Nguyên tắc HACCP
    ♦️ ISO 22000:
      - Điều kiện tiên quyết

      - Chương trình tiên quyết

      - Nguyên tắc HACCP
     - Các yêu cầu của Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (xác định bối cảnh, quản lý rủi ro … theo cấu trúc của ISO 9001)

Phạm vi hoạt động:

    ♦️ HACCP: Áp dụng cho các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm từ khâu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng (chủ yếu cho hoạt động sản xuất, cung cấp thực phẩm) và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    ♦️ ISO 22000: Áp dụng cho các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm (bao gồm cả các ngành phụ trợ như dịch vụ vệ sinh, sản xuất thiết bị thực phẩm, …)

Cách tiếp cận:

    ♦️ HACCP Dựa trên mối nguy về an toàn thực phẩm

    ♦️ ISO 22000: Dựa trên quá trình và chu trình PDCA

Cách thực hiện:

     ♦️ HACCP:

       ▪️ HACCP tập trung chủ yếu vào việc xác định và phân tích mối nguy. Từ đó
       đưa ra các biện pháp kiểm soát

       ▪️ HACCP dựa trên 7 nguyên tắc chính và 5 bước chuẩn bị sơ bộ.

       ▪️ HACCP sử dụng ý tưởng truyền thống về các biện pháp kiểm soát được
       chia thành hai nhóm: các điều kiện tiên quyết và các biện pháp áp dụng tại
      các điểm kiểm soát tới hạn.

       ▪️ Trong tiêu chuẩn HACCP, không đề cập trực tiếp với việc cải tiến hệ thống
       (chỉ khắc phục và cải tiến các vấn đề liên quan tới kiểm soát mối nguy)
 

      ♦️ ISO 22000

▪️ISO 22000 tập trung xây dựng một hệ thống quản lý tất cả các vấn đề trong Doanh nghiệp về an toàn thực phẩm (trong đó có HACCP)

▪️ ISO 22000 dựa trên các vấn đề: Trao đổi thông tin; Quản lý hệ thống; Các chương trình tiên quyết và HACCP

▪️ISO 22000 bổ sung một nhóm các biện pháp kiểm soát có tên là các chương trình tiên quyết trong hoạt động.

▪️ISO 22000 yêu cầu phải có một hệ thống giám sát và các hành động khắc phục được lập kế hoạch.

▪️ISO 22000 yêu cầu các kết quả phải được phân tích và cải thiện sau khi giám sát các kế hoạch HACCP. Việc cải tiến hệ thống được thực hiện liên tục.

 

Chuyên gia KMR đánh giá chứng nhận HTQL an toàn thực phẩm ISO 22000/HACCP tại nhà máy

Chuyên gia KMR Đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn HTQL an toàn thực phẩm HACCP/ISO 22000 tại nhà máy 

DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN HACCP HAY TIÊU CHUẨN ISO 22000

❓ DOANH NGHIỆP NÊN LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN HACCP HAY ISO 22000

✔️Do ISO 22000 và HACCP có khá nhiều điểm tương đồng, doanh nghiệp lựa chọn tiêu chuẩn nào đều đạt được mục đích của mình, đó là đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm, dịch vụ liên quan tới thực phẩm. Từ đó sẽ cải thiện chất lượng và đối tác khách hàng sẽ ưu tiên, đánh giá cao sản phẩm của doanh nghiệp.

✔️Nội dung tiêu chuẩn ISO 22000 đã có các yêu cầu của HACCP. Ngoài ra, ISO 22000 còn có các yêu cầu về hệ thống quản lý, chính vì vậy lựa chọn ISO 22000 sẽ mang tới lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bắt đầu bằng việc lấy chứng nhận HACCP codex.

✔️Tuy nhiên lựa chọn làm tiêu chuẩn ISO 22000 hay HACCP còn tùy thuộc vào khẩu vị khách hàng của bạn muốn có chứng chỉ tiêu chuẩn nào. Chính vì vậy có không ít doanh nghiệp đã lựa chọn làm cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 & HACCP.

✔️ Khi lựa chọn tiêu chuẩn nào áp dụng cho doanh nghiệp của mình, cần cân nhắc dựa trên 3 yếu tố sau:

+ Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp

+ Quy mô của doanh nghiệp (ISO 22000 nhiều yêu cầu cần phải quản lý hơn HACCP)

+ Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.

ĐỂ LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000 VÀ HACCP CODEX DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI LÀM GÌ

         ❇️Trước hết doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2018 hoặc HACCP codex. Để xây dựng được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000/HACCP doanh nghiệp có thể áp dụng theo 3 cách sau:

✔️Cách 1: Doanh nghiệp tự tìm hiểu tiêu chuẩn rồi tự xây dựng & áp dụng theo HTQL an toàn thực phẩm ISO 22000/HACCP codex. Cách này phù hợp với doanh nghiệp có đầy đủ nguồn lực (Bao gồm cả nguồn kinh phí & nhân sự). Nhân sự có trình độ, có kinh nghiệm, am hiểu hệ thống rồi. Còn đối với doanh nghiệp mà nhân sự chưa am hiểu hệ thống thì làm theo cách 1 sẽ có thể tốn kinh phí nhiều hơn và mất nhiều thời gian hơn. Do phải tự nghiên cứu tự áp dụng, sai rồi lại phải tự khắc phục, sửa chữa.

✔️Cách 2: Doanh nghiệp có thể lựa chọn các khóa đào tạo về tiêu chuẩn HTQL an toàn thực phẩm tại các trung tâm đào tạo của tổ chức tư vấn đào tạo ISO 22000/HACCP Codex hoặc tổ chức chứng nhận ISO 22000/HACCP Codex… và tự áp dụng theo HTQL an toàn thực phẩm ISO 22000/HACCP codex. Cách này có thể phù hợp với doanh nghiệp có nguồn lực ((Bao gồm cả nguồn kinh phí & nhân sự). & Nhân sự phải có một trình độ nhất định để được đào tạo xong rồi thì có thể tự triển khai hệ thống ở doanh nghiệp mình được.

✔️Cách 3: Doanh nghiệp mời một đơn vị tư vấn độc lập tư vấn đào tạo và hướng dẫn áp dụng tại doanh nghiệp. Cách này phù hợp với đa số doanh nghiệp muốn có một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp hướng dẫn áp dụng làm đúng ngay từ đầu không cần phải học từ sai và sửa chữa lại vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải dự trù một khoản kinh phí cho việc thuê đơn vị tư vấn.

Trên đây là một số cách doanh nghiệp có thể áp dụng để triển khai xây dựng HTQL An toàn thực phẩm ISO 22000/HACCP. Doanh nghiệp nên căn nhắc nguồn lực bao gồm cả kinh phí và nhân sự.

 

❇️ Sau khi đã áp dụng và xây dựng HTQL an toàn thực phẩm ISO 22000/HACCP tại doanh nghiệp của mình được một thời gian. Thời gian tốt nhất nên áp dụng tối thiểu 3 tháng. Sau giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn tổ chức đánh giá chứng nhận và cấp chứng chỉ HTQLAT thực phẩm ISO 22000/HACCP. Thời gian ban hành chứng chỉ có thể tùy mỗi tổ chức chứng nhận khoảng 1- 2 tuần có chứng chỉ kể từ khi đánh giá chứng nhận thành công và khách hàng hoàn tất các hành động khắc phục. Chứng chỉ có công nhận quốc tế thì thời gian chờ cấp có thể lâu hơn. 

 

➡️Hãy liên hệ với tổ chức chứng nhận KMR Việt Nam để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất về đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm hay cấp Giấy Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000/HACCP theo Hotline ☎ 028 6290 5086 📞0983 890 712

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 6290 5086 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn