ISO 45001:2016 - Tiêu chuẩn quốc tế mới cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OH&S), cùng với hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn nhằm cho phép tổ chức chủ động cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật.

Occupational health and safety

Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Khái Quát

Tổ chức có trách nhiệm đảm bảo giảm thiểu rủi ro gây tổn hại cho những người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của mình (ví dụ như nhân viên của tổ chức, nhà quản lý, nhà thầu, hoặc khách viếng thăm), và đặc biệt nếu họ đang tham gia thực hiện các hoạt động như một phần "nghề nghiệp"của họ.

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2013 đã có 2,34 triệu người chết do các hoạt động công việc. Phần lớn trong số đó (2 triệu người) chết có liên quan đến vấn đề sức khỏe hơn là chấn thương. Viện An toàn và Sức khỏe lao động/nghề nghiệp, IOSH ước tính có khoảng 660.000 người chết mỗi năm do các bệnh ung thư phát sinh từ các hoạt động công việc.

ISO đang xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OH&S) (tiêu chuẩn ISO 45001) nhằm giúp các tổ chức quản lý rủi ro OH&S và cải tiến kết quả hoạt động OH&S. Việc thực hiện hệ thống quản lý OH&S sẽ là một quyết định có tính chiến lược đối với tổ chức, có thể được sử dụng để thực hiện phát triển bền vững, đảm bảo cho người lao động được an toàn hơn và khỏe mạnh hơn đồng thời tăng lợi nhuận cho tổ chức.

GHI CHÚ: Thuật ngữ "an toàn và sức khỏe nghề nghiệp" ("OSH") thường được sử dụng thay cho "sức khỏe và an toàn nghề nghiệp" ("OH&S").

Các hoạt động của một tổ chức có thể tạo ra nguy cơ chấn thương hoặc bệnh tật, và có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho những người làm việc; do đó điều quan trọng là tổ chức phải loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro OH&S của mình bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Hệ thống quản lý OH&S của tổ chức có thể chuyển ngăn ngừa sự cố thành các quá trình có hệ thống và liên tục (được hỗ trợ bởi việc sử dụng các phương pháp và công cụ thích hợp) và có thể củng cố cam kết của tổ chức trong việc chủ động cải thiện kết quả hoạt động OH&S của mình.

Do đó, một vấn đề vô cùng hợp lý là những người làm việc có liên quan đến rủi ro OH&S phải có kiến thức về rủi ro đó. Như vậy, sự tham gia của người lao động trong việc thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý OH&S có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các rủi ro được quản lý một cách hiệu lực. Tiêu chuẩn ISO 45001 nhấn mạnh sự tham gia của việc người lao động vào các hoạt động của hệ thống quản lý OH&S là rất cần thiết, cũng như yêu cầu tổ chức đảm bảo rằng người lao động có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao một cách an toàn.

Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì ?

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OH&S), cùng với hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn nhằm cho phép tổ chức chủ động cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật.

Tiêu chuẩn ISO 45001 được thiết kế để áp dụng cho bất kỳ tổ chức bất kể quy mô, loại hình kinh doanh. Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn được thiết kế để tích hợp vào các quá trình quản lý của tổ chức.

Tiêu chuẩn ISO 45001giúp tổ chức tích hợp các khía cạnh khác của sức khỏe và an toàn thông qua hệ thống quản lý OH&S, chẳng hạn như sức khỏe/phúc lợi của nhân viên; tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yêu cầu pháp lý khác có thể cũng yêu cầu tổ chức giải quyết những vấn đề như vậy.

Tiêu chuẩn ISO 45001 KHÔNG…

Tiêu chuẩn ISO 45001 không đưa ra các tiêu chí cụ thể cho kết quả hoạt động OH&S, mà cũng không phải là quy tắc về thiết kế một hệ thống quản lý OH&S. Hệ thống quản lý OH&S của tổ chức phải cụ thể để đáp ứng những nhu cầu riêng của ổ chức đó trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật; do đó một doanh nghiệp nhỏ với rủi ro thấp có thể chỉ cần phải thực hiện một hệ thống tương đối đơn giản, trong khi một tổ chức lớn với mức độ rủi ro cao có thể cần một hệ thống phức tạp hơn nhiều. Bất kỳ loại hình hệ thống nào thì cũng phải có khả năng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, với điều kiện hệ thống đó phù hợp và có hiệu quả với tổ chức.

Tiêu chuẩn ISO 45001 không giải quyết các vấn đề một các cụ thể như an toàn sản phẩm, thiệt hại tài sản hoặc các tác động môi trường, và tổ chức không cần phải tính đến những vấn đề này trừ khi chúng cho thấy có rủi ro đối với người lao động.

Tiêu chuẩn ISO 45001 không nhằm mục đích là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý, mà nó là một công cụ quản lý để các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ trở lên sử dụng một cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro gây hại.

GHI CHÚ: Có một số công ước và tiêu chuẩn của ILO (ILS) liên quan đến OH&S đã được các quốc gia trên thế giới thông qua với mức độ khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với các quy định của ILS.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001? 

Tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý OH&S sẽ cho phép tổ chức cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình bằng cách:

- Xây dựng và thực hiện chính sách và các mục tiêu OH&S

- Thiết lập các quá trình có hệ thống xem xét "bối cảnh" của tổ chức và có tính đến các rủi ro và cơ hội, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác

- Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S gắn với các hoạt động của tổ chức; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn.

- Thiết lập các kiểm soát vận hành để quản lý các rủi ro OH&S cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác

- Nâng cao nhận thức về các rủi ro OH&S của tổ chức

- Đánh giá kết quả hoạt động OH&S và tìm cách cải tiến kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp

- Đảm bảo người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề OH&S

Việc kết hợp các biện pháp này sẽ đảm bảo tăng cường danh tiếng của tổ chức như là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:

- Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật

- Giảm chi phí về tai nạn

- Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành

- Giảm chi phí đóng bảo hiểm

- Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự

- Thừa nhận đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế (có thể tác động đến khách hàng đang quan tâm đến trách nhiệm xã hội)

Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn? 

Câu trả lời đơn giản là Tiêu chuẩn này dành cho tất cả các tổ chức.

 Bất kể tổ chức của bạn là doanh nghiệp nhỏ, hoặc một tập đoàn toàn cầu; một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức từ thiện, một tổ chức đào tạo, hoặc một tổ chức chính phủ. Miễn là tổ chức của bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.

Tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi các tổ chức có các hoạt động với mức độ rủi ro thấp cũng như những tổ chức lớn và phức tạp có mức độ rủi ro cao. Trong khi Tiêu chuẩn yêu cầu các rủi ro OH&S phải được giải quyết và kiểm soát thì tiêu chuẩn cũng có một cách tiếp cận dựa trên rủi ro cho hệ thống quản lý OH&S để đảm bảo a) hệ thống có hiệu lực và b) được cải tiến để đáp ứng "bối cảnh" thay đổi liên tục của tổ chức. Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro này phù hợp với cách các tổ chức quản lý các rủi ro "kinh doanh" khác của mình và từ đó khuyến khích việc tích hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn vào các quá trình quản lý tổng thể của các tổ chức.

Tiêu chuẩn ISO 45001 liên quan đến các tiêu chuẩn khác như thế nào? 

Tiêu chuẩn ISO 45001 tuân theo cách tiếp cận cấu trúc cao cấp đang được áp dụng đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác của ISO, chẳng hạn như tiêu chuẩn ISO 9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường). Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác cũng đã được xem xét (như OHSAS 18001 hoặc "Hướng dẫn ILO - OSH" của Tổ chức Lao động quốc tế) và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILSs).

Khi tiêu chuẩn này được công bố, những tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này sẽ thấy các yêu cầu của tiêu chuẩn đều phù hợp với các tiêu chuẩn khác. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển đổi khá dễ dàng từ sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý OH&S hiện có sang sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001, đồng thời cũng sẽ giúp liên kết và tích hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO khác về hệ thống quản lý vào các quá trình quản lý tổng thể của tổ chức.

Thông tin thêm  

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về:

- Ban Dự án xây dựng tiêu chuẩn và hoạt động của Ban Dự án

- Cấu trúc cấp cao, xem Phụ lục SL của Chỉ thị ISO

- Nội dung của phiên bản phát triển, vui lòng liên hệ với Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc gia thành viên của bạn.

Tìm hiểu thêm về chứng nhận ISO 45001:2018 và quy trình chứng nhận ISO 45001 tại đây.

Nguồn: iso.org

 

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

13517 Lượt xem

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách mà doanh nghiệp kiểm soát các mối nguy để đảm bảo thực phẩm là an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cao, giúp cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới dễ dàng hơn. Do đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm ngày nay càng chú trọng hơn việc áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000.
Giấy chứng nhận HACCP, ISO 22000 có thay thế được giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) không?
Giấy chứng nhận HACCP, ISO 22000 có thay thế được giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) không?

25979 Lượt xem

Nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống HACCP, ISO 22000 băn khoăn với tổ chức chúng tôi không biết khi họ có giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP, ISO 22000 thì có cần phải xin cấp phép giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) không?
ISO/IEC 27001 -Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả của việc bảo mật thông tin?
ISO/IEC 27001 -Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả của việc bảo mật thông tin?

5420 Lượt xem

Làm thế nào để bạn có thể nói rằng hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISO/IEC 27001) của bạn đang tạo nên một sự khác biệt?
5S KHÔNG CHỈ LÀ SẠCH SẼ
5S KHÔNG CHỈ LÀ SẠCH SẼ

4995 Lượt xem

Hoạt động tư vấn đào tạo 5S tại nơi làm việc để Loại bỏ sự bừa bộn và lãng phí đang tồn tại tại nơi làm việc; tập thói quen quản lý trực quan. Tạo một môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, dễ dàng và thuận tiện trong công việc.
Số lượng chứng chỉ ISO trên thế giới và ở Việt Nam được ban hành hiện nay là bao nhiêu?
Số lượng chứng chỉ ISO trên thế giới và ở Việt Nam được ban hành hiện nay là bao nhiêu?

8900 Lượt xem

Hàng năm tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO) đều thực hiện một cuộc khảo sát về số lượng các chứng chỉ tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO.
KMR TỔ CHỨC THÀNH CÔNG KHÓA ĐÀO TẠO IATF 16949:2016 TẠI SAMSUNG THÁI NGUYÊN (24 & 25/02/2022)
KMR TỔ CHỨC THÀNH CÔNG KHÓA ĐÀO TẠO IATF 16949:2016 TẠI SAMSUNG THÁI NGUYÊN (24 & 25/02/2022)

1453 Lượt xem

Samsung Thái Nguyên đã lựa chọn KMR làm đối tác đào tạo IATF 16949 cho nhân viên nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành Đánh giá nội bộ IATF 16949
Hội nghị An toàn thực phẩm toàn cầu 2017
Hội nghị An toàn thực phẩm toàn cầu 2017

3815 Lượt xem

FSSC 22000 sẽ tham dự Hội nghị An toàn thực phẩm toàn cầu GFSI ở Houston Hoa Kỳ năm 2017
Tổ Chức Chứng Nhận KMR (Korea Management Registrar) Kí Biên Bản Ghi Nhớ (MoU) với EFQM Trong Lĩnh Vực Trao Giải Thưởng Xuất Sắc Toàn Cầu
Tổ Chức Chứng Nhận KMR (Korea Management Registrar) Kí Biên Bản Ghi Nhớ (MoU) với EFQM Trong Lĩnh Vực Trao Giải Thưởng Xuất Sắc Toàn Cầu

1875 Lượt xem

Tổ chức chứng nhận KMR (Korea Management Registrar) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với EFQM
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NHỎ LẺ
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NHỎ LẺ

1352 Lượt xem

Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được áp dụng cho: cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn