Tổng Hợp ISO 45001 Và Những Điều Bạn Cần Biết

Cho dù các tổ chức có chấp nhận hay không thì ISO 45001 sẽ trở thành một phần của tiêu chuẩn kinh doanh nên việc đạt được chứng nhận rất quan trọng với các tổ chức

Mỗi ngày, hàng nghìn người mất do tai nạn lao động hoặc bệnh tật gây tử vong liên quan đến hoạt động tại nơi làm việc. Đây là những sự mất mát cần được ngăn chặn, và phải được thực hiện trong tương lai. ISO 45001 được ban hành nhằm mục đích giúp các tổ chức thực hiện điều đó. Ngài Kristian Glaesel và Charles Corrie sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những lợi ích mà tiêu chuẩn ISO 45001 mang lại.

Cho dù bạn là nhân viên, cấp quản lý hay là chủ doanh nghiệp, cũng đều sẽ có chung một mục tiêu – đó là không muốn bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi các tai nạn không may xảy ra trong công việc. Việc cải tiến năng suất lao động xuất phát từ việc các doanh nghiệp phải đảm bảo sự an toàn và xây dựng lòng tin đối với người lao động trong chuỗi hoạt động và cung ứng của mình. Ngoài ra, việc thực hiện có trách nhiệm ngày càng trở nên quan trọng đối với thương hiệu và danh tiếng của các tổ chức.

ISO 45001 là một tiêu chuẩn mới cho sức khỏe và an toàn lao động (OH&S). Nó đã trở thành một trong những tiêu chuẩn được chờ đợi nhất trên thế giới, và được thiết lập để cải tiến đáng kể mức độ an toàn tại nơi làm việc.

Cho dù các tổ chức có chấp nhận hay không chấp nhận thì ISO 45001 sẽ trở thành một phần của tiêu chuẩn kinh doanh, nên điều quan trọng là chúng ta phải bám sát những phát triển mới nhất này. ISOfocus đã trao đổi với ngài Kristian Glaesel - trưởng nhóm công tác phát triển tiêu chuẩn mới, và Charles Corrie - thư ký của ISO/PC 283, cung cấp các thông tin, hướng dẫn liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001 như sau đây. 

 

Chứng nhận ISO 45001

ISOfocus: ISO 45001 là gì?

K. Glaesel và C. Corrie: ISO 45001 là một cột mốc hết sức quan trọng! Đây là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên trên thế giới thực hiện các vấn đề về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. ISO 45001, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệpCác yêu cầu hướng dẫn sử dụng, cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho tất cả các tổ chức có nhu cầu cải tiến hiệu suất OH&S. Là một trong những hệ thống quản lý hàng đầu, ISOS 45001 sẽ giúp doanh nghiệp ban có một nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho người lạo động và cả khách tham quan. Để đạt được điều này, quan trọng là chúng ta cần phải kiểm soát tất cả các yếu tố có thể dẫn đến bệnh tật, thương tích và tử vong, bằng cách giảm thiểu các tác động bất lợi đến tình trạng thể chất, tinh thần, nhận thức của người lao động - và ISO 45001 bao gồm tất cả các khía cạnh đó.

Mặc dù ISO 45001 được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001, nhưng đây là một tiêu chuẩn mới và có những điểm khác biệt so với OHSAS 18001. ISO 45001 không phải là bản sửa đổi hoặc cập nhật và sẽ thay thế OHSAS 18001 trong ba năm tới. Do đó, các tổ chức sẽ cần phải thay đổi tư duy và tiến hành các công việc hiện tại để duy trì sự tuân thủ của tổ chức.

Những điểm khác nhau chính của OHSAS 18001 và ISO 45001 là gì?

Có nhiều điểm khác biệt giữa OHSAS 18001 và ISO 45001, nhưng sự thay đổi chính đó là ISO 45001 tập trung vào sự tương tác giữa tổ chức và môi trường kinh doanh trong khi OHSAS 18001 tập trung vào quản lý các mối nguy về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các vấn đề nội bộ khác. Hai tiêu chuẩn này cũng được phân biệt theo nhiều cách khác nhau:

·         ISO 45001 dựa trên quá trình - OHSAS 18001 là dựa trên quy trình/thủ tục

·         ISO 45001 tập trung vào tất cả các điều khoản – OHSAS 18001 thì không

·         ISO 45001 xem xét cả rủi ro và cơ hội - OHSAS 18001 chỉ đề cập tới rủi ro

·         ISO 45001 bao gồm quan điểm của các bên liên quan - OHSAS 18001 thì không

Những điểm trên cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về cách thức quản lý sức khoẻ và an toàn lao động. An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp không còn là vấn đề "đơn lẻ", phải được xem xét trong quá trình vận hành và sự bền vững của tổ chức. Mặc dù hai tiêu chuẩn khác nhau trong cách tiếp cận, một hệ thống quản lý được xây dựng theo OHSAS 18001 là một nền tảng thuận tiện để chuyển đổi sang ISO 45001.

Với những doanh nghiệp đã chứng nhận OHSAS 18001. Vậy việc chuyển đổi sang ISO 45001 sẽ như thế nào?

Khi chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001, các doanh nghiệp cần phải “chuẩn bị nền tảng” bằng việc thực hiện các trình tự công việc như sau:

1.Tiến hành phân tích về các bên liên quan (ví dụ, những cá nhân hoặc tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức) cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tổ chức bạn, sau đó tự xem xét những rủi ro này có thể được kiểm soát thông qua hệ thống quản lý của tổ chức hay không.

2. Thiết lập phạm vi của hệ thống, xem xét hệ thống quản lý của bạn để đạt được các thiết lập đã nêu ra.

3. Sử dụng thông tin này để thiết lập các qúa trình của tổ chức, đánh giá các rủi ro và quan trọng nhất là để thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) cho các qúa trình.

Khi doanh nghiệp bạn đã điều chỉnh tất cả dữ liệu cho các công cụ của OHSAS 18001, doanh nghiệp có thể sử dụng lại hầu hết những gì đã có trong hệ thống quản lý mới của mình. Vì vậy, mặc dù cách tiếp cận là khá khác nhau, nhưng các công cụ cơ bản là như nhau.

Các doanh nghiệp cần biết những gì nếu lần đầu áp dụng ISO 45001?

Câu trả lời tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các hệ thống quản lý ISO. ISO 45001 sử dụng Phụ lục SL, do đó sử dụng chung cấu trúc cấp cao (HLS), các văn bản, thuật ngữ, định nghĩa với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác được sửa đổi gần đây như ISO 9001: 2015 (quản lý chất lượng) và ISO 14001: 2015 (quản lý môi trường). Nếu doanh nghiệp đã áp dụng các hệ thống quản lý này, thì ISO 45001 cũng tương tự và tổ chức bạn chỉ cần thực hiện và khắc phục “các lỗ sai hỏng” trong hệ thống.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp chưa hiểu biết gì về ISO 45001, thì mọi thứ có thể sẽ phức tạp hơn một chút. Tiêu chuẩn này không dễ hiểu khi bạn chỉ đọc nó như là đọc một cuốn sách bình thường. Quan trọng ở đây là bạn cần phải nhận ra tất cả các điểm kết nối giữa các điều khoản cụ thể. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên tìm một khóa đào tạo tốt về ISO 45001 để giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về tiêu chuẩn này. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét các dịch vụ tư vấn hướng dẫn để hỗ trợ bạn trong quá trình này.

Doanh nghiệp của bạn đã có một hệ thống tích hợp được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001. Vậy làm thế nào để ISO 45001 có thể được áp dụng tích hợp với các hệ thống quản lý khác?

Cấu trúc chung của ISO cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý được phát triển để tạo thuận lợi cho việc tích hợp các khía cạnh quản lý mới vào hệ thống quản lý hiện có của một tổ chức. Ví dụ, ISO 45001 khá là chặt chẽ với ISO 14001, vì chúng tôi biết rằng nhiều tổ chức kết hợp các khía cạnh an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và khía cạnh môi trường.

ISO 45001 được sử dụng như thế nào?

Tiêu chuẩn ISO 45001 được dự đoán sẽ được hầu hết các tổ chức áp dụng để thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả, và một số ít sẽ có thêm sự công nhận đi kèm với chứng nhận. & Việc chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO là không bắt buộc. Tuy nhiên, một hệ thống quản lý tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chứng nhận là một bằng chứng bổ sung, chứng minh với các đối tác bên ngoài.

Những lợi ích của ISO 45001 là vô tận khi được triển khai một cách chính xác. ISO 45001 tiếp cận dựa trên các rủi ro đối với hệ thống quản lý OH&S, để đảm bảo sự hiệu quả và cải tiến liên tục để đáp ứng "bối cảnh" luôn thay đổi của tổ chức. Hơn nữa, nó cũng đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành trên toàn thế giới. Các điều này kết hợp với nhau có thể tạo nên “một nơi làm việc an toàn” cho tổ chức bạn và sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm chi phí bảo hiểm để nâng cao tinh thần của người lao động- tất cả đều nhằm mục đích đáp ứng các mục tiêu chiến lược lâu dài của tổ chức.

Nguồn: www.iso.org

Tìm hiểm thêm về Chứng nhận ISO 45001:2018 và quy trình Chứng nhận ISO 45001 tại đây

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

ĐÁNH GIÁ & CHỨNG NHẬN HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM HACCP TẠI CÔNG TY SUNJIN VINA VÀ CÔNG TY OLAM VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ & CHỨNG NHẬN HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM HACCP TẠI CÔNG TY SUNJIN VINA VÀ CÔNG TY OLAM VIỆT NAM

1113 Lượt xem

Vừa qua tổ chức chứng nhận KMR đã đánh giá & chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) tại Công ty Sunjin Vina và Công ty Olam Việt Nam.
LỄ TRAO CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 CHO NHẤT VIỆT LOGISTICS
LỄ TRAO CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 CHO NHẤT VIỆT LOGISTICS

1689 Lượt xem

Ngày 16/01/2023 Tổ chức chứng nhận KMR VIỆT NAM đã Trao Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng (QLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 công nhận quốc tế, dấu công nhận KAB (Hàn Quốc) cho CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI NHẤT VIỆT LOGISTICS.
10 Lý do tại sao các tổ chức cần chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015
10 Lý do tại sao các tổ chức cần chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015

5747 Lượt xem

Tại sao phải chứng nhận ISO 14001:2015? 10 lợi ích khi tổ chức được đánh giá và cấp chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý Môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 14001:2015
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE ISO 9001:2015 – NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HTQL CHẤT LƯỢNG 2 NGÀY (21 - 22/12/2024)
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE ISO 9001:2015 – NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HTQL CHẤT LƯỢNG 2 NGÀY (21 - 22/12/2024)

458 Lượt xem

📢KMR Academy thông báo chiêu sinh Khóa đào tạo Trực tuyến “Nhận thức và Đánh giá nội bộ theo Hệ thống Quản lí Chất lượng ISO 9001:2015” trong tháng 12/2024. Cơ hội cuối cùng trong năm để nâng cao kiến thức và kĩ năng về tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cho cá nhân và doanh nghiệp.
ISO 9001 từ A đến Z: Giải đáp mọi thắc mắc về ISO 9001 là gì, chứng nhận ISO 9001 là gì?
ISO 9001 từ A đến Z: Giải đáp mọi thắc mắc về ISO 9001 là gì, chứng nhận ISO 9001 là gì?

848 Lượt xem

ISO 9001 là gì? Để trả lời cho câu hỏi "ISO 9001 là gì", chúng ta cùng xem qua về lý thuyết. ISO 9001 là một tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu về quản lý chất lượng. Nó giúp các tổ chức ở mọi quy mô và ngành nghề cải thiện hiệu suất, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và thể hiện cam kết đối với chất lượng. Các yêu cầu của nó xác định cách thức thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
Thông báo về Chuyển Đổi Chứng nhận ISO 22000:2005, OHSAS 18001:2007, ISO 50001:2011-Gia Hạn Thời Gian Sáu Tháng
Thông báo về Chuyển Đổi Chứng nhận ISO 22000:2005, OHSAS 18001:2007, ISO 50001:2011-Gia Hạn Thời Gian Sáu Tháng

1642 Lượt xem

Gần đây Ủy ban ISO đã xem xét và đổi mới lại ba tiêu chuẩn quan trọng về hệ thống quản lí – chứng nhận ISO 22000 (An toàn thực phẩm), ISO 50001 (Quản lí năng lượng), và OHSAS 18001 (An toàn sức khỏe nghề nghiệp)
HỘI THẢO CÁC TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN” NGÀY 11/11/2022 DO TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CHỦ TRÌ
HỘI THẢO CÁC TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN” NGÀY 11/11/2022 DO TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CHỦ TRÌ

1421 Lượt xem

Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức chứng nhận ISO trong thời gian vừa qua và để có đầy đủ thông tin đề xuất định hướng quản lý các tổ chức chứng nhận ISO trong thời gian tới, Ngày 11/11/2022 Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đã tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng nhận”.
Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Cho Đánh Giá Chứng Nhận?
Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì Cho Đánh Giá Chứng Nhận?

5210 Lượt xem

Chuẩn bị cho một cuộc đánh giá chứng nhận là bước rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Đánh giá bên ngoài từ tổ chức chứng nhận bên thứ 3 là bước cuối cùng trước khi doanh nghiệp của bạn nhận được chứng nhận ISO 9001.
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO PHÂN TÍCH YÊU CẦU TIÊU CHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HTQL CL NGÀNH Ô TÔ IATF 16949:2016
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO PHÂN TÍCH YÊU CẦU TIÊU CHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HTQL CL NGÀNH Ô TÔ IATF 16949:2016

768 Lượt xem

📣KMR Academy thông báo chiêu sinh khóa đào tạo về “Phân tích yêu cầu tiêu chuẩn và Đánh giá nội bộ theo HTQL chất lượng dành cho lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô IATF 16949” trực tiếp tại TP. HCM trong 3 ngày 06, 07 & 08/09/2024.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn