BỘ TIÊU CHÍ VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM? LÀM THẾ NÀO DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA KINH DOANH VN?

Văn hóa kinh doanh Việt Nam là gì? Doanh nghiệp muốn đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam một trong các điều kiện là phải thỏa mãn bộ tiêu chí về Văn hóa kinh doanh Việt Nam & Tiêu chí “Có Hệ thống quản lý” là 1 trong 16 tiêu chí đánh giá của Bộ Tiêu chí Văn hóa kinh doanh Việt Nam & thuộc nhóm 1 tiêu chí về “Lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững”.

Cụ thể: Doanh nghiệp có ban hành hệ thống tài liệu hướng dẫn nội bộ & áp dụng các công cụ quản lý hiện đại phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn trong ngành (ví dụ như tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP, BSC, KRA, OKR, KPI,...). Có hệ thống quản lý là nền tảng vững chắc cho Lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững.

Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh VN

Ngày 24/5/2023 Ban tổ chức cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (BTC 248) phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị triển khai bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh VN với 8 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ (HCM, Bà Rịa- VT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận & Ninh Thuận) tại khách sạn Continental Saigon, Q.1, TP. HCM.

 

Triển khai bộ tiêu chí văn hóa doanh nghiệp việt nam

Triển khai bộ tiêu chí Văn hóa Kinh doanh Việt Nam với 8 tỉnh Đông Nam Bộ năm 2023

Dưới đây là Nội dung Bộ tiêu chí Văn Hóa Kinh Doanh Việt Nam (Sửa đổi) kèm theo Quyết định số 05-QĐ-HH ngày 17/04/2022 của Chủ tịch hiệp hội Phát triển văn hóa Việt Nam đã được công bố:

Văn hóa kinh doanh Việt Nam – Phần 1: Các điều kiện bắt buộc gồm 5 không:

✔️ Không buôn lậu, không trốn thuế

✔️ Không sản xuất kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại

✔️ Không nợ lương và BHXH của người lao động

✔️ Không lừa đảo, lợi dụng & làm hại các tổ chức, cá nhân khác

✔️ Không vi phạm pháp luật

Văn hóa kinh doanh Việt Nam- các tiêu chí bắt buộc 5 không

Văn hóa kinh doanh Việt Nam- Các tiêu chí bắt buộc 5 không

Văn hóa kinh doanh Việt Nam – Phần 2: Các tiêu chí đánh giá: 5 có (gồm 16 tiêu chí & 40 chỉ tiêu cụ thể)

  • Nhóm 1: Lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững
  • Nhóm 2: Xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp
  • Nhóm 3: Thượng tôn pháp luật
  • Nhóm 4: Đạo đức kinh doanh
  • Nhóm 5: Trách nhiệm Xã hội

Văn hóa kinh doanh Việt Nam - Các tiêu chí Đánh giá: 5 Có

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 5 CÓ :

⭐ NHÓM 1. LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tiêu chí 1. Định hướng phát triển bền vững

1. Doanh nghiệp có sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh và các giá trị cốt lõi được công bố và truyền thông rộng rãi, hướng đến tất cả các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.

2. Kết quả kinh doanh có xu hướng tăng trưởng bền vững qua các năm.

Tiêu chí 2. Hệ thống quản lý

3. Doanh nghiệp có ban hành hệ thống tài liệu hướng dẫn nội bộ và áp dụng các công cụ quản lý hiện đại, phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn trong ngành (ví dụ như tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP, BSC, KRA, OKR, KPI…).

4. Doanh nghiệp có hệ thống quy chế, chính sách, quy trình quản lý được liên tục cải tiến để hợp với môi trường kinh doanh và yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Tiêu chí 3. Tư duy và năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh

5. Doanh nghiệp luôn thúc đẩy đổi mới đầy sáng tạo và có nhiều sáng kiến cải tiến được áp dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

6. Doanh nghiệp dành nguồn lực phù hợp với quy mô của doanh nghiệp (bao gồm tài chính, nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin) đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số nhằm gia tăng hiệu suất và hiệu quả công việc.

Tiêu chí 4. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

7. Doanh nghiệp có bộ máy quản trị tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm cơ chế phối hợp và hỗ trợ qua lại giữa các bộ phận, giúp văn hóa doanh nghiệp được lan tỏa trong quá trình làm việc cùng với nhau

8. Doanh nghiệp có giải pháp và kế hoạch thu hút, gìn giữ nhân tài, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; có chương trình giúp nhân viên mới nhanh chóng hội nhập vào môi trường làm việc

9. Tất cả các vị trí chức danh trong sơ đồ tổ chức có lộ trình nghề nghiệp, tiêu chuẩn trong công việc, mô tả công việc, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng

⭐ NHÓM 2. XÂY DỰNG VÀ THỰC THI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Tiêu chí 5. Sự đồng thuận và làm gương của Ban lãnh đạo

10. Ban lãnh đạo doanh nghiệp làm gương, thực sự đại diện cho các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và kết quả có sự thay đổi tích cực qua thời gian.

11. Doanh nghiệp có ban hành cẩm nang văn hóa doanh nghiệp và/hoặc bộ hành vi ứng xử và hướng dẫn thực thi

Tiêu chí 6. Hệ thống truyền thông và thương hiệu

12. Doanh nghiệp có hệ thống thông tin, giao tiếp và truyền thông nội bộ qua các ứng dụng riêng hoặc qua email, website, nhóm chat, mạng xã hội, báo tường… được lựa chọn phù hợp với quy mô và điều kiện của doanh nghiệp, giúp tiếp cận đến với tất cả các cấp độ vị trí trong doanh nghiệp

13. Doanh nghiệp có dành kinh phí và nhân sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm (số lượng tùy thuộc vào tổng số nhân sự của doanh nghiệp) phụ trách việc thúc đẩy hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp hướng đến các giá trị văn hóa cốt lõi.

14. Doanh nghiệp có hệ thống nhận diện thương hiệu (cả phần cứng và phần mềm của thương hiệu, bao gồm nhưng không hạn chế ở bộ nhận diện thương hiệu CI (Corporate Identity) và hướng dẫn sử dụng thương hiệu (Branch guideline)

Tiêu chí 7. Chính sách phúc lợi dành cho người lao động

15. Mức thu nhập bình quân hàng tháng trên đầu người của doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn múc bình quân trên thị trường (so với bình quân cá doanh nghiệp cùng ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh.

16. Doanh nghiệp có quy chế và chính sách được ban hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động tốt các quy định của pháp luật, bao gồm: bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ, kỳ nghỉ hàng năm, bồi dưỡng độc hại và đạo tạo phát  triển nghề nghiệp….

17. Hệ thống công đoàn trong doanh nghiệp và đại diện phòng/khối hành chính nhân sự hoạt động đúng luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.

Tiêu chí 8. Sự gắn kết của đội ngũ

18. Tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp thấp hơn so với tỉ lệ nghỉ việc bình quân của ngành hoặc các doanh nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

19. Doanh nghiệp có tiến hành khảo sát sự hài lòng của nhân viên hàng năm hoặc tổ chức hội nghị người lao động và các hành động cụ thể để nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với chế độ phúc lợi, cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc, hệ thống quản trị…

Tiêu chí 9. Quản trị tri thức trong doanh nghiệp

20. Doanh nghiệp có cơ chế/hoặc các hoạt động khuyến khích nhân viên tự học hỏi nâng cao kiến thức, chia sẻ tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn; gắn việc học với phát triển nghề nghiệp của nhân viên

21. Doanh nghiệp có xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo cụ thể cho từng vị trí, chức danh phù hợp với công việc hiện tại và tương lai theo lộ trình phát triển nghề nghiệp (Career Development Plan) của nhân viên

22. Doanh nghiệp có đầu tư vào công tác quản trị tri thức để nâng cao giá trị tài sản tri thức của doanh nghiệp

23. Doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu thị trường, tập quán, văn hóa kinh doanh quốc tế để sẵn sàng cho việc hội nhập quốc tế

 

Hội Nghị triển khai Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh VN ngày 24/5/2023

Hội nghị triển khai bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh VN với 8 tỉnh Đông Nam Bộ ngày 24/5/2023

⭐ NHÓM 3. THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT

Tiêu chí 10. Tuân thủ quy định của pháp luật

24. Doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định, không hoàn thuế, không có tình trạng hai sổ sách

25. Doanh nghiệp không vi phạm thỏa ước lao động tập thể

26. Doanh nghiệp không vi phạm hiệp định thỏa thuận tiêu chuẩn mà Chính phủ Việt Nam ký kết với các chính phủ và tổ chức quốc tế.

Tiêu chí 11. Chính sách an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

27. Doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, khám sức khỏe định kỳ và có giải pháp, quy trình ứng phó với từng tình huống khẩn cấp cụ thể

28. Doanh nghiệp có môi trường làm việc khang trang, sạch đẹp, bảo đảm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và có những quy tắc, hướng dẫn cụ thể cho nhân viên và khách hàng đến làm việc

⭐ NHÓM 4. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Tiêu chí 12. Công bằng và cạnh tranh lành mạnh

29. Không có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc hoặc cá nhân vòi vĩnh, tham ô, hối lộ hoặc nhận hối lộ bị truy cứu trước pháp luật.

30. Không có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp bán phá giá, chèn ép, phát ngôn hoặc cung cấp thông tin sai lệch về đối thủ cạnh tranh.

31. Không có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền hay thị phần thống lĩnh thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh.

Tiêu chí 13. Uy tín trong kinh doanh

32. Kết quả ý kiến đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ từ khách hàng (đạt ít nhất 80% theo hệ thống đánh giá đáng tin cậy, được công nhận) hoặc được công nhận của các cơ quan, tổ chức uy tín trong và ngoài nước.

33. Bằng chứng cho thấy doanh nghiệp vi phạm các trách nhiệm và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng và đối tác (theo luật dân sự và pháp luật về hợp đồng kinh tế)

⭐ NHÓM 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Tiêu chí 14. Bảo vệ môi trường

34. Doanh nghiệp triển khai đầy đủ các quy trình, quy định nhằm đảm bảo tuân Luật Bảo vệ môi trường…

35. Mọi quyết định quan trọng của doanh nghiệp luôn cân nhắc yếu tố tác động hoặc ảnh hưởng đến môi trường như: vệ sinh công nghiệp, vận chuyển, kho bãi, phân loại xử lý rác thải, lựa chọn công nghệ…

Tiêu chí 15. Hoạt động xã hội

36. Doanh nghiệp tích cực tham gia đóng góp từ thiện, hỗ trợ, phát triển cộng đồng, hoạt động vì môi trường… bằng các hình thức khác nhau.

37. Tổng giá trị trung bình các khoản đóng góp cho cộng đồng và xã hội không thấp hơn giá trị trung bình 01 ngày lương cơ bản của toàn doanh nghiệp (tháng trong 03 năm gần nhất)

38. Lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua các hiệp hội nghề nghiệp và tổ chức Xã hội để đóng góp xây dựng cộng đồng doanh nghiệp và góp ý hoặc hỗ trợ thực thi các chủ trương chính sách của nhà nước.

Tiêu chí 16. Đối xử bình đẳng

39. Doanh nghiệp có các quy định và bằng chứng thực thi bảo đảm không phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng, sử dụng nhân sự là người khuyết tật

40. Doanh nghiệp không có các quy định hạn chế quyền lợi của người lao động liên quan đến giới tính, tôn giáo, đảng phái.

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE NHẬN THỨC & ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ IATF 16949:2016 (27-28/8 & 04/09/2022)
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE NHẬN THỨC & ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ IATF 16949:2016 (27-28/8 & 04/09/2022)

1738 Lượt xem

Lịch Khóa đào tạo nhận thức & đánh giá nội bộ IATF 16949:2016 thời lượng 3 ngày 27-28/08 & 04/09/2022 với hình thức học trực tuyến phù hợp với những ai đang đi làm & những người bận rộn.
THÔNG BÁO THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY THÀNH KMR VIỆT NAM KỂ TỪ NGÀY 5/4/2017
THÔNG BÁO THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY THÀNH KMR VIỆT NAM KỂ TỪ NGÀY 5/4/2017

6200 Lượt xem

Tổ chức chứng nhận KMAR Việt Nam chính thức đổi tên công ty thành KMR Việt Nam kể từ ngày 05/04/2017
7 tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và Hệ thống quản lí chất lượng
7 tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và Hệ thống quản lí chất lượng

4719 Lượt xem

Phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội những giá trị của Giải thưởng chất lượng quốc gia nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lí chất lượng.
 GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 DO CƠ QUAN NÀO XÁC NHẬN?
GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 DO CƠ QUAN NÀO XÁC NHẬN?

28917 Lượt xem

Xóa bỏ thủ tục cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ thực phẩm. Chủ cơ sở chịu trách nhiệm với kết quả tập huấn kiến thức ATTP do mình xác nhận.
Đào tạo 5S tại VINA TAXI ( ngày 16-17/10/2019)
Đào tạo 5S tại VINA TAXI ( ngày 16-17/10/2019)

2067 Lượt xem

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty, VINA TAXI kết hợp với KMR tổ chức lớp đào tạo 5S; nhằm xây dựng kế hoạch triển khai 5S đến từng bộ phận, văn phòng, xưởng sửa chữa và từng điểm tiếp thị.
Chứng Nhận HACCP  Trong Ngành Dịch Vụ Bán Lẻ và Thực Phẩm
Chứng Nhận HACCP Trong Ngành Dịch Vụ Bán Lẻ và Thực Phẩm

2241 Lượt xem

Chứng nhận HACCP có thể cung cấp cho bạn và nhân viên của bạn một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoàn chỉnh.
[Q&A] HỎI ĐÁP VỀ VIỆC LẤY CHỨNG NHẬN ISO TỪ NGƯỜI PHỤ TRÁCH REGULATION KMR
[Q&A] HỎI ĐÁP VỀ VIỆC LẤY CHỨNG NHẬN ISO TỪ NGƯỜI PHỤ TRÁCH REGULATION KMR

742 Lượt xem

Với việc triển khai và vận hành nhiều hệ thống quản lý khác nhau, nhu cầu chứng nhận ISO do các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thiết lập đang ngày càng tăng lên. Việc đạt chứng nhận ISO không chỉ là cải thiện độ tin cậy bên ngoài mà còn là nâng cao giá trị của một công ty hoặc tổ chức bằng cách vận hành một hệ thống quản lý có hệ thống thông qua các hoạt động cải tiến liên tục.​
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE ISO 22000/HACCP – NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM 2 NGÀY (01 - 02/03/2025)
[CHIÊU SINH] KHÓA ĐÀO TẠO ONLINE ISO 22000/HACCP – NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HTQL AN TOÀN THỰC PHẨM 2 NGÀY (01 - 02/03/2025)

1181 Lượt xem

📣 KMR Academy thông báo chiêu sinh Khóa đào tạo Trực tuyến “Nhận thức và Đánh giá nội bộ theo Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo ISO 22000/HACCP” trong tháng 03/2025. Hãy cùng KMR khởi đầu năm mới bằng khóa đào tạo về kiến thức và kỹ năng theo tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP cho cá nhân và doanh nghiệp.
Tại sao cần chứng nhận ISO 45001:2018? Lợi ích của chứng chỉ ISO 45001:2018 là gì?
Tại sao cần chứng nhận ISO 45001:2018? Lợi ích của chứng chỉ ISO 45001:2018 là gì?

3998 Lượt xem

Chứng nhận ISO 45001 có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức, bất kể quy mô, ngành nghề hay tính chất kinh doanh.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn