CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM, GIẢI THÍCH TỪ NGỮ TRONG LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

Các tổ chức muốn chứng nhận an toàn thực phẩm cần hiểu và tuân thủ Luật An toàn thực phẩm. Luật An toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thưc phẩm; phòng ngừa ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm....

Trong Luật An toàn thực phẩm, các từ ngữ được hiểu như sau:

  1. An toàn thực phẩm: Là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
  2. Bệnh truyền qua thực phẩm: bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
  3. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Là chất chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.
  4. Chế biến thực phẩm: Là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm
  5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến ăn sẵn, căng tin và bếp ăn tập thể.
  6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: Là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sàn xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sàn xuất kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đảm bảo thực phẩm an toàn đối vói sức khỏe, tính mạng con người.
  7. Kiểm nghiệm thực phẩm: Là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
  8. Kinh doanh thực phẩm: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.
  9. Lô sản phẩm thực phẩm: là một lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở.
  10. Ngộ độc thực phẩm: là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.
  11. Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm: Là khả năng các tác nhân lảm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
  12. Ô nhiễm thực phẩm: Là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
  13. Phụ gia thực phẩm: Là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
  14. Sản xuất thực phẩm: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
     

    Chứng nhận an toàn thực phẩm

  15. Sản xuất ban đầu: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái. đánh bắt, khai thác.
  16. Sơ chế thực phẩm: là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
  17. Sự cố về an toàn thực phẩm: Là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyển qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
  18. Tác nhân gây ô nhiễm: Là yếu tố không mong muốn, không được chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.
  19. Thời hạn sử dụng thực phẩm: Là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sàn xuất.
  20. Thực phẩm: Là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm
  21. Thực phẩm tươi sống: là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau,củ, quả tươi và các hực phẩm khác chưa qua chế biến.
  22. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: Là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đói với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
  23. Thực phẩm chức năng: Là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
  24. Thực phẩm biến đổi gen: Là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen
  25. Thực phẩm đã qua chiếu xạ: Là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
  26. Thức ăn đường phố: Là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
  27. Thực phẩm bao gói sẵn: Là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho muc đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
  28. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm

(Theo Luật An toàn thực phẩm số 02/VBHN- VPQH)

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

ĐÀO TẠO FMEA & APQP CHO OTO VINA
ĐÀO TẠO FMEA & APQP CHO OTO VINA

256 Lượt xem

Ngày 11,12/12 vừa qua, KMR đã thực hiện đào tạo chuyên sâu về FMEA & APQP cho Công ty OTO VINA. Mục đích sau khi hoàn thành khóa đào tạo, doanh nghiệp có thể áp dụng được công cụ FMEA & APQP (2 trên 5 Công cụ cốt lõi – 5 Core tools) vào Hệ thống Quản lí Chất lượng cho ngành ô tô IATF 16949:2016.
CÁC MẸO HÀNG ĐẦU ĐỂ LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001 HIỆU QUẢ CHO BẠN
CÁC MẸO HÀNG ĐẦU ĐỂ LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001 HIỆU QUẢ CHO BẠN

1033 Lượt xem

Mỗi năm chúng tôi có tương tác với hàng nghìn khách hàng. Dưới đây là các mẹo hàng đầu của họ về cách làm giấy chứng nhận ISO 9001 hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
KHÓA ĐÀO TẠO ISO 9001 & 14001 DO KMR TỔ CHỨC TẠI MEIKO TOWADA HẢI DƯƠNG
KHÓA ĐÀO TẠO ISO 9001 & 14001 DO KMR TỔ CHỨC TẠI MEIKO TOWADA HẢI DƯƠNG

1071 Lượt xem

Meiko Towada đã lựa chọn KMR đào tạo ISO 9001 & 14001 cho cán bộ công nhân viên về Nhận thức & đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý Chất lượng và Môi trường.
Chứng Nhận FSSC: Công Bố Tiêu chuẩn FSSC 22000 Phiên Bản 5
Chứng Nhận FSSC: Công Bố Tiêu chuẩn FSSC 22000 Phiên Bản 5

5372 Lượt xem

FSSC 22000 phiên bản 5 đã được phát triển với sự tư vấn, hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan chính như đại diện từ các Tổ chức Chứng nhận, Đào tạo và đại diện từ chính ngành công nghiệp thực phẩm.
Số lượng chứng chỉ ISO mới nhất theo kết quả khảo sát của Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO
Số lượng chứng chỉ ISO mới nhất theo kết quả khảo sát của Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO

10919 Lượt xem

Kết quả Khảo sát về số lượng Chứng chỉ cho các Tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý ISO năm 2016 của ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là bao nhiêu?
TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – CHUYỂN ĐỔI PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0: ISO 14068-1:2023 PHẠM VI VÀ CÁC THUẬT NGỮ
TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – CHUYỂN ĐỔI PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0: ISO 14068-1:2023 PHẠM VI VÀ CÁC THUẬT NGỮ

1658 Lượt xem

Tài liệu quy định các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn để đạt được và chứng minh tính trung hòa carbon. Đồng thời cung cấp các thuật ngữ được sử dụng liên quan đến tính trung hòa carbon và hướng dẫn cần thiết để đạt được và chứng minh tính trung hòa carbon
Tiêu Chuẩn Mới Giúp Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Đạt Được Lợi Ích Từ Chứng Nhận ISO 14001
Tiêu Chuẩn Mới Giúp Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ Đạt Được Lợi Ích Từ Chứng Nhận ISO 14001

3104 Lượt xem

Việc triển khai, xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý môi trường (EMS) dựa trên ISO 14001 có vẻ như là một nhiệm vụ lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là nó chỉ dành cho những người doanh nghiệp lớn hơn trên thị trường.
SỰ BỀN VỮNG THÔNG QUA HỢP TÁC: XÂY DỰNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
SỰ BỀN VỮNG THÔNG QUA HỢP TÁC: XÂY DỰNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

451 Lượt xem

Theo Diana Maria Quimbay Valencia, Country Director, Rainforest Alliance, LinkedIn Biến đổi khí hậu hiện đang đứng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu. Từ việc giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm nhựa cho đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tính cấp bách của nhiệm vụ này đã rõ ràng. Thời điểm để hành động là ngay bây giờ.
Số lượng chứng chỉ ISO trên thế giới và ở Việt Nam được ban hành hiện nay là bao nhiêu?
Số lượng chứng chỉ ISO trên thế giới và ở Việt Nam được ban hành hiện nay là bao nhiêu?

8899 Lượt xem

Hàng năm tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO) đều thực hiện một cuộc khảo sát về số lượng các chứng chỉ tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn