SỰ GIỐNG VÀ KHÁC GIỮA CHỨNG NHẬN ISO 9001 VÀ CHỨNG NHẬN ISO 22000?

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 và chứng nhận ISO 22000 chính là: ISO 9001 dành cho chứng nhận Hệ thống quản lý Chất lượng, còn ISO 22000 dành cho chứng nhận Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm.

 

KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG NHẬN ISO 9001 VÀ CHỨNG NHẬN ISO 22000

           ◾ ISO 9001

  • Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng (QMS) áp dụng cho mọi tổ chức và doanh nghiệp không phân biệt về quy mô, lĩnh vực hoạt động.
  • Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 là ISO 9001:2015 được thay thế phiên bản trước đó vào năm 2008.
  • ISO 9001 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (QMS), giúp các tổ chức cải thiện hiệu suất hoạt động và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng
    ◾ ISO 22000
  • ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) và áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm. Các tổ chức, doanh nghiệp này có thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động về chuỗi thực phẩm.
  • Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 là ISO 22000:2018 được thay thế phiên bản trước đó vào năm 2005.
  • ISO 22000 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Nó cung cấp một khuôn khổ cho các tổ chức, doanh nghiệp để kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm an toàn để tiêu dùng.

Sự giống và khác nhau giữa chứng nhận ISO 9001 và chứng nhận ISO 22000 là gì?

  1. GIỐNG NHAU GIỮA CHỨNG NHẬN ISO 9001 VÀ CHỨNG NHẬN ISO 22000
  • Nguồn gốc: Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Chính vì vậy giấy chứng nhận của hai tiêu chuẩn sẽ có giá trị trên toàn thế giới.
  • Cấu trúc bậc cao - High Level Structure (HLS): Cả 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều áp dụng cấu trúc bậc cao (HLS), đảm bảo tính tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO với nhau.  Từ đó, giúp doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO một cách độc lập hoặc kết hợp với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • 10 điều khoản mà ISO 9001 và ISO 22000 đều có:

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Bối cảnh của tổ chức

5. Lãnh đạo

6. Hoạch định

7. Hỗ trợ

8. Thực hiện

9. Đánh giá kết quả hoạt động

10. Cải tiến

  • Phương pháp tiếp cận: Hai tiêu chuẩn ISO này đều áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc dự báo trước các rủi ro hoặc cơ hội có thể xảy ra. Từ đó hoạch định các phương pháp để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp và hiệu quả.
  • Chu trình PDCA: Chu trình PDCA được áp dụng trong cả 2 tiêu chuẩn để doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hệ thống quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và đảm bảo hiệu lực và cải tiến liên tục.
  • Hiệu lực giấy chứng nhận: Chứng nhận ISO 9001 và chứng nhận ISO 22000 thường có hiệu lực sử dụng trong 3 năm.
  1. KHÁC NHAU GIỮA CHỨNG NHẬN ISO 9001 VÀ CHỨNG NHẬN ISO 22000

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 chính là: ISO 9001 dành cho hệ thống quản lý chất lượng, còn ISO 22000 dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

⚛️Các điểm khác nhau cụ thể giữa ISO 9001 & ISO 22000 là:          

1.Phiên bản ISO

🔹ISO 9001

  • Các phiên bản cũ, bao gồm:
  • ISO 9001:1987
  • ISO 9001:1994
  • ISO 9001:2000
  • ISO 9001:2008

ISO 9001 phiên bản mới nhất: ISO 9001:2015

🔹ISO 22000

  • Phiên bản cũ - ISO 22000:2005
  • ISO 22000 phiên bản mới nhất: ISO 22000:2018

2.Yêu cầu của tiêu chuẩn

🔹ISO 9001

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 bao gồm các yêu cầu về quy trình thực hiện & cách thức vận hành nhằm mang đến hiệu quả trong hoạt động, sản xuất kinh doanh

🔹ISO 22000

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 bao gồm các yêu cầu về khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm

3.Đối tượng, ngành nghề cần áp dụng tiêu chuẩn ISO

🔹 ISO 9001

Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề, quy mô

🔹 ISO 22000

Áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động trong chuỗi thực phẩm (không phân biệt loại hình), dưới hình thức trực tiếp hoặc trung gian

4. Mục đích áp dụng

🔹ISO 9001

Nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

 🔹ISO 22000

Các sản phẩm hoặc dịch vụ phải đảm bảo các yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm an toàn để tiêu dùng.

5.Nguyên tắc quản lý

🔹ISO 9001

Áp dụng 7 nguyên tắc bao gồm:

  • Hướng vào khách hàng
  • Sự lãnh đạo
  • Sự tham gia của mọi người
  • Tiếp cận theo quá trình
  • Cải tiến
  • Quyết định dựa trên bằng chứng
  • Quản lý mối quan hệ.

🔹ISO 22000

Ngoài 7 nguyên tắc cơ bản trong ISO 9001 thì ISO 22000 còn kết hợp thêm 4 yếu tố như:

  • Trao đổi thông tin lẫn nhau
  • Quản lý hệ thống
  • Các chương trình tiên quyết
  • Các nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn).

6.Hồ sơ, tài liệu

🔹ISO 9001

ISO 9001 đưa ra các yêu cầu về tài liệu và hồ sơ một cách tổng thể, định hướng cho việc vận hành và kiểm soát tốt QMS theo tiêu chuẩn ISO 9001

🔹ISO 22000

ISO 22000 đưa ra các yêu cầu về tài liệu và hồ sơ một cách chi tiết, rộng hơn. Thiết lập phải phù hợp với các nguyên tắc của HACCP.

7. Thực hiện (Điều khoản 8)

🔹ISO 9001

ISO 9001 đưa ra các yêu cầu, trình tự khái quát, định hướng chung giúp doanh nghiệp vận hành và kiểm soát các quá trình có hiệu quả, phù hợp.

🔹ISO 22000

Đưa ra một trình tự khung chuẩn,  giúp tổ chức, doanh nghiệp có thể đảm bảo các hoạt động trong chuỗi thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm

 

  1. GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001 VÀ ISO 22000:
  1. Mục đích lấy giấy chứng nhận ISO?

Khi đạt tiêu chuẩn ISO nói chung, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được khá nhiều lợi thế - đây cũng được xem là mục đích để các tổ chức, doanh nghiệp lấy chứng chỉ ISO. Về cơ bản, mỗi loại ISO sẽ có những quyền lợi thế, ngoài các lợi thế chung như:
  ✔️Tăng lòng tin khách hàng

  ✔️Tạo cơ hội xuất khẩu thế giới, mở rộng thị trường

  ✔️Hỗ trợ truyền thông, quảng cáo

  ✔️Khẳng định và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường

  ✔️Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ chưa được công nhận tiêu chuẩn ISO.

        🔹 CHỨNG NHẬN ISO 9001

  • Giảm chi phí hoạt động, vận hành
  • Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng chi phí & nguồn lực hợp lý
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ với khách hàng
  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm & xác định rõ ràng nghĩa vụ mỗi nhân viên
  • Góp phần cải thiện hệ thống, quy trình & bộ máy sản xuất
  • Nền tảng để kết hợp với các tiêu chuẩn ISO khác nhau
  •  Điều kiện để có thể tham gia đấu thầu các lĩnh vực công….

         🔹 CHỨNG NHẬN ISO 22000

  • Kiểm soát hiệu quả các mối nguy về an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất, cung ứng
  • Giảm chi phí vận hành và thu hồi, tiêu hủy
  • Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm
  • Đáp ứng các yêu cầu luật định. Miễn giấy phép ATVSTP & miễn, giảm các đợt kiểm tra, thanh tra ATVSTP
  •  ISO 22000 giúp đơn giản hóa các quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ, cơ sở kinh doanh, công bố sản phẩm…
  1. Doanh nghiệp nên lấy chứng nhận ISO 9001 hay chứng nhận ISO 22000?
    ✔️Qua các hạng mục so sánh, có thể thấy rằng, ISO 9001 là tiêu chuẩn chung, mang tính tổng quan cho mọi lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi đó, ISO 22000 tập trung về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
    ✔️Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiền đề để triển khai ISO 22000. Nói cách khác, để kiểm soát toàn diện vấn đề an toàn thực phẩm thì quy trình sản xuất, hệ thống quản lý… góp phần không nhỏ.

    ✔️Do đó, nên áp dụng đồng thời tiêu chuẩn ISO 22000 và tiêu chuẩn ISO 9001 vừa giúp tổ chức, doanh nghiệp cải thiện các trở ngại trong hệ thống quản lý, vừa đảm bảo tối đa về an toàn thực phẩm.

    ✔️Nếu tổ chức, doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001 thì tổ chức, doanh nghiệp có thể sẽ gặp các trở ngại sau:

    ➡️Chỉ lấy ISO 9001: Đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng thực phẩm, một trong những điều kiện để kinh doanh ngành nghề là phải được cấp giấy chứng nhận VSATTP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/ HACCP (hoặc chứng nhận hệ thống liên quan khác như FSSC …). Vậy nên, nếu tổ chức, doanh nghiệp chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001 thì không đủ đáp ứng yêu cầu để hoạt động kinh doanh ngành nghề.
    ➡️Vì vậy nếu là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm thì nên chọn làm chứng nhận ISO 22000 hoặc là chứng nhận cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 & ISO 22000.

    👉Tổ chức chứng nhận KMR chúng tôi hiện cung cấp dịch vụ chứng nhận cả ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018, dấu công nhận KAB (Hàn Quốc), có công nhận quốc tế.  Hãy liên hệ KMR để nhận thêm các chương trình ưu đãi khuyễn mãi cho tư vấn đào tạo chứng nhận ISO 9001:2015 & ISO 22000:2018. Hotline: ☎0983 890 712- 028 6290 5086

 

 * Liên hệ Tổ chức chứng nhận ISO Korea Management Registrar (KMR) để được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Chứng nhận ISO/ Đào tạo ISO

  KMR VIET NAM CO. LTD

  HCM: - Hotline:         028 3535 4350 or 0983 890 712

              - Zalo:            0983 890 712

           - Email:           kmarvn@kmr.com.vn

  HN:    - Hotline-Zalo: 0907 956 712 

           - Email:           saleshn@kmr.com.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 


(*) Xem thêm

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn